Liên quan đến vụ án gian lận, nâng điểm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đã ra Quyết định số 05/2019/HSST-QĐ trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang để yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 277; điểm a khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa xét thấy cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.
Trước đó, ngày 29/5, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang thụ lý vụ án hình sự sơ thẩm số 25/2019/TLST-HS đổi với bị can: Bị can Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang truy tố về các tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 365 BLHS; Bị can Triệu Thị Chính bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 358 BLHS; Các bị can Phạm Văn Khuông, Lê Thị Dung bị truy tố về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 366 BLHS.
Cáo trạng nêu rõ, qua nghiên cứu, đánh giá toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở để kết luận 5 bị can trong vụ án đã có sự bàn bạc, thống nhất, tác động thực hiện việc nâng điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn trắc nghiệm, làm thay đổi điểm 309 bài thi của 107 thí sinh.
Trong số này, có 102 bài thi môn toán, 85 bài thi môn lý, 56 bài thi môn hóa, 7 bài thi môn sử, 1 bài thi môn địa, 50 bài thi môn tiếng Anh và 8 bài thi môn sinh. Thí sinh được nâng điểm nhiều nhất có số báo danh 05000592, nâng 4 môn thi trắc nghiệm (toán, ngoại ngữ, hóa, lý) với số điểm chênh lệch 29,95 điểm. Thí sinh được nâng ít nhất có số báo danh 05000398 được nâng ít điểm nhất với môn toán được nâng 2,2 điểm.
Tại khoản 1 Điểu 277 BLTTHS về thời hạn chuẩn bị xét xử quy định:
"1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.