Ngày 10.10.2011, tại quận Hà Đông (Hà Nội), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã phát lệnh khởi công xây dựng đề-pô (Trung tâm điều hành và bảo dưỡng, sửa chữa đoàn tàu) và toàn tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Hồ tù tại điểm đầu Cát Linh đang được san lấp để có thể triển khai hạ tầng cơ sở cho nhà ga số 1. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu trạm, đường sắt đôi có khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha. Ảnh: Zing.
Đoạn qua hồ Đống Đa - Đường Hoàng Cầu. Ảnh: Zing.
Các trụ cầu kéo dài thẳng tắp trên đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Zing.
Tuyến đường sắt trên cao tại đoạn ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Ảnh: Zing.
Từ ngày 3.4.2014, nhà thầu dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông đã triển khai lắp dầm cầu. Sau 20 ngày thi công, 18 nhịp từ cột trụ JR08 đến cột trụ JR27 trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Hà Đông) đã được ghép. Ảnh: Zing.
Chiếc cẩu trục Pooctic mã hiệu MDGL150-17Q150T có sức nâng trọng tải tối đa mỗi đầu là 150 tấn, khi kết hợp nâng đồng thời cả hai bên sẽ nâng được thiết bị nặng gần 300 tấn. Ban ngày cẩu trục được di chuyển nép sát vỉa hè, nhường đường cho các phương tiện giao thông khác, trong lúc này, công nhân làm nhiệm vụ kiểm tra gắn kết các mối hàn, vít của các phiến dầm mới được lắp. Loại cẩu Pooctic nặng 165 tấn, cao 26 m, rộng 12 m, tự vận hành di chuyển trên đường bằng 16 chiếc lốp khổng lồ chứ không nhờ thiết bị vận chuyển nào khác. Ảnh: Zing.
Mỗi phiến dầm bê tông dài 33 m, nặng 236 tấn, đây là phiến dầm hộp đường sắt đúc sẵn lần đầu tiên ở Việt Nam. Hai cột trụ liên tiếp được nối bằng hai phiến dầm song song nhau. Với hơn 800 phiến dầm trên toàn bộ tuyến đường, trung bình mỗi ngày tuyến được lắp từ 2 đến 3 phiến. Dự kiến sau khoảng một năm, công đoạn ghép dầm mới hoàn thành. Ảnh: Zing.
Song song với đó, các nhà ga cũng đang được gấp rút thi công. (Trong ảnh là công trình nhà ga vành đai 3, đoạn giao nhau giữa Nguyễn Trãi-Khuất Duy Tiến). Ảnh: Infonet.
Toàn tuyến dài gồm 12 nhà ga trên cao, khi đi vào hoạt động sẽ có 13 đoàn tàu với 4 toa xe chạy liên tục, khối lượng vận chuyển khoảng hơn 1 triệu lượt người/ngày. Ảnh: Infonet.
Điểm cuối của tuyến đường sắt là bến xe Hà Đông mới cạnh QL6. Ảnh: Infonet.
Rất tiếc khi công trình đang trong giai đoạn thi công đã xảy ra vụ tai nạn khiến 3 người tham gia giao thông bị thương vong vào ngày 6.11.2014. Ngay sau đó, toàn bộ công trình đã bị đình chỉ hoạt động.
Hiện trường vụ tai nạn tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Dân Việt.
Chiếc cần cẩu gây ra vụ tai nạn. Ảnh: Dân Việt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.