“Tôi không nói với họ về nghị quyết”

Ngọc Vũ Thứ bảy, ngày 17/01/2015 07:30 AM (GMT+7)
“Tại mỗi cuộc họp, tôi không nói với họ những nghị quyết, điều này, số nọ… cứng nhắc mà tôi nghiên cứu tài liệu kỹ rồi tìm ra cách nói như hai người nông dân tâm sự với nhau để họ dễ hiểu và làm theo”. 
Bình luận 0

Đó là tâm sự của anh Phan Lành – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Thọ (huyện Hải Lăng) – thủ lĩnh của cơ sở hội đứng hàng đầu tỉnh Quảng Trị về thành tích quy tụ hội viên và hoạt động hội sôi nổi.

Gây quỹ để quy tụ hội viên

Năm 2014, Hội ND xã Hải Thọ kết nạp thêm 45 hội viên, nâng số hội viên lên 920 người. Điều đặc biệt ở xã này là nhiều năm liền không có hội viên xin ra khỏi Hội, trừ những trường hợp qua đời, già yếu… Để đạt được thành tích đó, cán bộ Hội ND Hải Thọ đã nỗ lực tìm ra những sáng kiến hay, sáng tạo, hiệu quả. Anh Phan Lành là người đi đầu trong việc này.

img
Anh Phan Lành – Chủ tịch Hội ND xã Hải Thọ thăm mô hình lợn-cá-vịt cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm của hội viên Nguyễn Hoàng Long.   N.V
Theo anh Lành, muốn quy tụ hội viên thì Hội ND cần hoạt động mạnh, hiệu quả nên nhất thiết cần có quỹ hội. Những năm về trước, quỹ của các chi hội chỉ được vài triệu đồng, làm việc gì cũng khó. Thấy vậy, anh Lành bàn với các chi hội, bất cứ nơi nào còn đất hoang, đất trống thì trồng cây tràm phủ xanh. Anh đồng thời đề nghị xã cấp một ít đất cho chi hội trồng rừng gây quỹ. Đến mùa vụ sản xuất, anh huy động hội viên diệt chuột bán đuôi, rồi nhận thi công các công trình đường sá, nhà cửa… để gây quỹ. Ngoài ra, mỗi năm hội viên còn đóng góp từ 20.000-30.000 đồng vào quỹ hội.

 

Với cách làm đó, nhiều chi hội đã có nguồn quỹ 30-50 triệu đồng. Quỹ của Hội ND xã cũng trên 20 triệu đồng. Có quỹ, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của Hội tiến hành dễ dàng; khi gia đình hội viên có người đau ốm, ma chay, cưới hỏi… Hội đều trích quỹ đến thăm hỏi, động viên.

Theo anh Lành, Hội cần làm tốt công tác dịch vụ nông nghiệp để tạo điều kiện cho hội viên phát triển sản xuất. Ba năm nay, anh Lành đề nghị 2 HTX trên địa bàn hỗ trợ hội viên bằng cách cho vay vốn, mua vật tư nông nghiệp, phân bón, giống cây… với giá rẻ và trả chậm. Hội cho ND vay từ Quỹ Hỗ trợ ND và đứng ra tín chấp với 2 Ngân hàng NNPTNN và Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên vay vốn làm ăn. Anh tổ chức cho hội viên học tập thực tế tại các mô hình hay; đầu tư sách vở, phối hợp lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên ND.

Làm việc bằng cái tâm

Quan điểm

Anh Phan Lành
  Mình phải tìm nhiều cách tạo điều kiện tốt nhất cho hội viên làm giàu thì họ mới tin tưởng Hội ND. Vào Hội mà có lợi ích thì hội viên mới tham gia tích cực và ở lại, chứ không thì họ xin ra hết”. 
Cá nhân anh Lành thường lên Internet, đọc sách tìm hiểu kiến thức chăn nuôi, trồng trọt để truyền đạt lại cho bà con hội viên. Mô hình lúa – cá làm giàu cho hàng chục hội viên là nhờ anh Lành mang về sau chuyến học tập kinh nghiệm ở Thừa Thiên – Huế. Đến nay, hội viên ND Hải Thọ đang phát triển tốt các mô hình mang lại hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi năm như lúa – cá; lợn – cá; lợn – cá – vịt và trồng cỏ nuôi bò nhốt. Mô hình lúa – lợn – vịt – cá của hội viên Phạm Bá Đơn (thôn 4) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm là một ví dụ. “Nhờ Hội ND xã tận tình giúp đỡ về vốn, khoa học kỹ thuật nên gia đình tôi mới thành công với mô hình này và thoát nghèo” – anh Đơn nói.

 

Năm 2014, Hải Thọ có 152 hộ hội viên ND đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Anh Lành cho biết: “Trong công tác hội, uy tín của người cán bộ rất quan trọng. Bản thân tôi cũng là một ND nên tôi hiểu ND mong muốn gì ở người cán bộ hội”.

Về phụ cấp của cán bộ Hội, anh Lành cho biết: “Với mức phụ cấp ít ỏi 315.000 đồng/tháng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc của các chi hội trưởng ND. Vì vậy, người cán bộ hội làm việc chủ yếu bằng cái tâm của mình”.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem