Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Trị cho biết: “Thời gian gần đây, thấy người dân Tây Nguyên trồng thí điểm thành công cây mắc ca, đặc biệt khi Ban chỉ đạo Tây Nguyên có nhiều chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ nhà nông trồng mắc ca, đưa loại cây này thành một cây trồng chủ lực của vùng, tôi đã suy nghĩ mình phải tạo ra các loại máy chế biến để sau khi bà con mình khi thu hoạch có thể chế biến thành thương phẩm ngay. Như vậy thì giá trị của quả mắc ca mới đẩy lên cao, sản phẩm cũng dễ tiêu thụ hơn.
Do có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sáng chế máy nông cơ nên quá trình sáng chế, lắp ráp hệ thống máy chế biến quả mắc ca đối với ông không khó. Ông Trị chia sẻ: “Từ lúc có ý tưởng đến lúc triển khai thực hiện và hoàn thành máy tách vỏ xanh mắc ca chỉ mất đúng nửa tháng. Còn máy tách vỏ cứng hạt mắc ca và máy sấy đang được triển khai thực hiện và chỉ trong khoảng hơn một tuần nữa sẽ hoàn thành”.
Cơ chế hoạt động của máy tách vỏ xanh quả mắc ca cũng khá đơn giản: Khi quả được cho vào phễu, bật cầu dao điện, mô tơ sẽ chạy sẽ kéo guồng xoay bên trong hoạt động, quả mắc ca từ từ trên phễu chảy xuống những guồng xoay có nhiều lá xoắn, khi quay sẽ tạo ra ma sát để tách lớp vỏ ngoài, sau đó cả vỏ và hạt cùng được đẩy ra bộ phận sàng, tách biệt lớp vỏ và hạt đi ra hai lối khác nhau.
Máy bóc vỏ ngoài quả mắc ca của ông Trị có kết cấu gọn nhẹ, dễ di chuyển, phù hợp với mô hình sản xuất hộ gia đình, công suất 3 tạ quả/giờ. Tất cả các bộ phận của máy đều được ông sáng chế từ các thiết bị sản xuất trong nước. Sau khi lắp ráp xong, ông đã đem máy đến một số gia đình trồng mắc ca tại huyện Lâm Hà, Đơn Dương cho chạy thử. Kết quả máy hoạt động rất tốt, tất cả các quả đều được bóc sạch lớp vỏ, bất kể quả to hay nhỏ.
Ông Trị chia sẻ thêm: “Sở dĩ tôi quyết định chế tạo máy công suất vừa phải, là để phù hợp với mô hình sản xuất mắc ca hộ gia đình, bởi mắc ca là cây mới được đưa vào trồng, bắt đầu phổ biến tại Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Vừa làm vừa thử nghiệm, khi nào người dân trồng loại cây này phổ biến, quy mô hơn, nhu cầu sử dụng máy cao hơn, tôi sẽ cho nâng cấp dây chuyền bóc, tách, sấy mắc ca lên quy mô lớn hơn. Hiện mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 14 triệu đồng”.
Hiện nay ông Trị đã nhận được khá nhiều hợp đồng của nông dân đặt hàng sản xuất dây chuyền bóc, tách vỏ và sấy khô quả mắc ca.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.