Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình tôm lúa là mô hình “thông minh”, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng cao. Tuy nhiên để mô hình này thực sự tạo ra đột phá, ngành thủy sản cũng như Bộ NNPTNT cần nghiên cứu, có quy hoạch vùng nuôi, đi kèm với xây dựng chứng nhận bền vững thể hiện tính đặc thù.
Mô hình dân vận khéo “vận động thành lập tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh toàn đực” là giải pháp hữu hiệu, giúp người dân xã xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Câu Ngang (tỉnh Trà Vinh) phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch sinh thái đồng ruộng là cách làm nông nghiệp tuần hoàn “3 trong 1” độc đáo, hiệu quả tại hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật, Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh). Mô hình đang thu hút khách du lịch đến trải nghiệm...
Lập tích chào mừng Đại hội Hội Nông dân, hội viên, nông dân tỉnh Cà Mau đã sôi nổi tham gia phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nhân rộng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp... tạo khí thế, niềm tin ở chặng đường phát triển mới.
Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cá nhân, tổ chức thả 320.000 con giống các loại gồm tôm càng xanh, cá vồ đếm, lăng, thát lát cườm, chạch lấu... xuống sông Đồng Nai sáng 31/3.
Nhờ cần cù, chăm chỉ, chịu tìm tòi, sau nhiều năm kiên trì nuôi loài cá ít ai dám nuôi, ông Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1968) ở thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã gây dựng thành công mô hình nuôi con cá chình đặc sản, mỗi năm đem lại lợi nhuận nửa tỷ đồng.
Dòng sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) có nhiều loại thủy sản ngon nức tiếng. Khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch là mùa của loài tôm tích (còn gọi là tôm tít), chem chép, cá bống sao, cá ngác và nhiều loại thủy sản khác. Đây cũng là mùa “ăn nên làm ra” của các ngư dân làm nghề chài lưới.
Ngày 22/1 (tức mùng 1 Tết), về huyện Thới Bình, nhiều người sẽ dễ dàng nhận thấy trên nhiều vuông tôm không khí nhộn nhịp, đông vui của người dân đang tất bật thu hoạch tôm càng xanh.