Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói vậy khi góp ý vào dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội chiều 6.6.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng việc lấy phiếu tín nhiệm phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. TTXVN
Nghị quyết 35 có nội dung về việc lấy phiếu tín nhiệm (LPTN), bỏ phiếu tín nhiệm (BPTN) đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Sau khi nghe các ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đoàn Hà Nội thảo luận chiều 6.6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp ý thêm:
“Tại sao việc LPTN là 3 mức chứ không phải 2 mức? Chúng ta biết đây là vấn đề liên quan đến nhiều thứ, lại là lần đầu tiên ta làm. Hôm Quốc hội tiến hành LPTN, Chủ tịch Quốc hội có phát biểu trên thế giới có lẽ Việt Nam là nước đầu tiên làm như vậy. Đúng là còn lúng túng, ý định thì tốt nhưng chưa lường tính hết được, vừa làm vừa rút kinh nghiệm bổ sung hoàn thiện.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng việc lấy phiếu tín nhiệm phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. TTXVN
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng việc lấy phiếu tín nhiệm phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. TTXVN
Ta nên quy định với nhau một cách tương đối để hiểu thế nào là LPTN và BPTN. Đúng là trước đây ta chưa có khái niệm LPTN mà chỉ có BPTN, trong Hiến pháp năm 2013 cũng không có LPTN mà chỉ nói BPTN. BPTN ở các nước là người ta bỏ phiếu bất tín nhiệm có khi cả Chính phủ, thành viên Chính phủ, cả Thủ tướng. Còn ở ta tất cả các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn, HĐND bầu và phê chuẩn, đó là đặc thù Việt Nam.
Thuật ngữ LPTN bắt đầu từ Nghị quyết T.Ư 4, với ý muốn là nên thường xuyên có những động tác cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa để cho mỗi cán bộ tự soi tự sửa. Tự soi tự sửa là chính còn để đến khi phải tỏ thái độ BPTN đó là bước đường cùng, anh không còn chỉnh sửa được nữa, tôi cho anh nghỉ. Chúng ta mới chủ trương LPTN hàng năm, nếu 2 năm liền phiếu tín nhiệm thấp thì có cách cho anh thôi chứ không phải để hết nhiệm kỳ hay hết tuổi. Đó là muốn tạo cho mỗi người cơ hội tự tu dưỡng tự rèn luyện, không để trì trệ.
Một điểm nữa trong công tác đánh giá cán bộ, là bên cạnh việc mang tính xây dựng, vẫn còn nhiều trường hợp đánh giá còn hình thức, không thực chất. Có chức có quyền, quan hệ, lợi ích, nể nang nhau không đánh giá thực. Ở hội nghị chúng ta phê bình nhiều, nhưng cuối năm khi bình bầu thì phần đông đảng viên đủ tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc hết, rồi các tổ chức Đảng đều đạt trong sạch vững mạnh, tỉ lệ yếu kém ít lắm. Vậy có đúng thực chất thế không?
Nói phát huy vai trò giám sát của đông đảo nhân dân, dân góp ý, cán bộ vừa được lắng nghe ý kiến của dân. Tính chất mong muốn thế nên mới có LPTN.
“Tại sao việc LPTN là ba mức chứ không phải hai mức? Chúng ta biết đây là vấn đề liên quan đến nhiều thứ, lại là lần đầu tiên ta làm. Hôm Quốc hội tiến hành LPTN, Chủ tịch Quốc hội có phát biểu trên thế giới có lẽ Việt Nam là nước đầu tiên làm như vậy. Đúng là còn lúng túng, ý định thì tốt nhưng chưa lường tính hết được, vừa làm vừa rút kinh nghiệm bổ sung hoàn thiện.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
LPTN là hình thức để xem xét đánh giá cán bộ nhưng chỉ là một kênh chứ không phải là tất cả. Còn hàng năm đều đánh giá cán bộ, có phê bình, tự phê bình, viết bản kiểm điểm, lấy ý kiến hai chiều, lưu hồ sơ... LPTN là một kênh thăm dò sự tín nhiệm cán bộ là bước để đi đến BPTN.
Vì sao 3 mức, chính là vì LPTN theo nghĩa thế nên mới thiết kế 3 mức, nếu chỉ 2 mức nghĩa là bỏ phiếu rồi. Thông thường như ở trong quy định này chỉ đạt 2/3 mặc nhiên coi là thôi, hoặc chỉ hơn 50% là khóa sau đưa ra bỏ phiếu. Răn đe chứ, sợ chứ, trên thực tế khối anh sợ và có tự điều chỉnh thật. Có điều họ có nói ra không, có thừa nhận là đang điều chỉnh không mà thôi. Không điều chỉnh nếu bị đưa ra bỏ phiếu thì sao. Đưa ra 3 mức là để tạo sự co giãn tương đối, để người cán bộ biết mình đang ở mức nào của sự tín nhiệm của tập thể đó.
Còn trước định một năm nay lại là giữa nhiệm kỳ, bởi ngoài lý do như đã nêu thì hằng năm đều có đánh giá, trước khi bầu cử có đánh giá, lấy phiếu, lấy ý kiến. Khi vào đến Quốc hội ai được bầu vào chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội, các Chủ nhiệm Ủy ban đều bỏ phiếu cả. Rồi đến cuối nhiệm kỳ lại đánh giá nữa nó dồn dập, liên tục. Rồi còn viết bản kiểm điểm cá nhân, có ý kiến yêu cầu có cơ quan quản lý cán bộ xác nhận, đánh giá nữa. Như vậy quanh năm chỉ bận việc này thì còn làm gì nữa”.
Lương Kết (ghi) (Lương Kết (ghi))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.