Toyota cắt giảm 10% sản lượng vào tháng 5 do sự hỗn loạn chuỗi cung ứng

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 18/04/2022 13:15 PM (GMT+7)
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota cảnh báo các nhà cung cấp trong bối cảnh COVID-19 và chiến sự tại Ukraine gây ra nhiều gián đoạn nghiêm trọng.
Bình luận 0

Trong một tuyên bố gần đây, Toyota nói rằng khó có thể lường trước được tình hình trong vài tháng tới. Tuy nhiên, mọi thứ không chỉ dừng tại đó khi công ty sẽ thực hiện cái cắt giảm sản lượng có chủ ý trong tháng 5 tới, cắt giảm đầu ra theo kế hoạch để "phù hợp với thực tế hiện trạng gần đây hơn".

Cụ thể, mới đây Toyota Motor đã thông báo với các nhà cung cấp lớn rằng, họ dự định giảm sản lượng toàn cầu xuống khoảng 700.000 xe cho tháng 5 tới, giảm hơn 10% so với kế hoạch ban đầu đề ra.

Động thái cắt giảm sản lượng này diễn ra trong bối cảnh sự gián đoạn chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Sự xuất hiện trở lại của các trường hợp Covid-19 cũng đã ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm sản lượng của Toyota. Ảnh: @AFP.

Động thái cắt giảm sản lượng này diễn ra trong bối cảnh sự gián đoạn chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởi cuộc tấn công Ukraine của Nga. Sự xuất hiện trở lại của các trường hợp Covid-19 cũng đã ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm sản lượng của Toyota. Ảnh: @AFP.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng bất ổn được thúc đẩy bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và sự bùng phát trở lại các trường hợp nhiễm Covid-19 ở các khu vực như Trung Quốc. Tổng số sản lượng toàn cầu mới sẽ chỉ cao hơn mức 670.000 xe Toyota được sản xuất ra vào tháng 5 năm ngoái.

Mức giảm này còn thấp hơn cả mức giảm sản lượng toàn cầu cho quý 2 này đã được công bố vào tháng 3 vừa qua. Trong đó, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dự kiến sẽ xuất xưởng trung bình khoảng 800.000 xe mỗi tháng trong 3 tháng quý 2/2022, tính đến hết tháng 6.

Có thể thấy, động thái của nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản là động thái mới nhất nhằm chỉ ra những khó khăn trong chuỗi cung ứng đang cản trở ngành công nghiệp ô tô toàn cầu khi đại dịch COVID-19 kéo dài. Triển vọng đã trở nên phức tạp hơn bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Toyota đã thực hiện những thay đổi vào phút chót đối với kế hoạch sản xuất linh động. Họ thường cố gắng thực hiện các sửa đổi như vậy càng sớm càng tốt để giảm bớt gánh nặng cho các nhà cung cấp. Ở hiện tại, các nhà cung cấp của nhà sản xuất ô tô này đã buộc phải đối phó với một số thay đổi trong kế hoạch sản xuất do thiếu chip và việc Toyota sản lượng giảm sẽ giảm bớt gánh nặng cho họ.

Chủ tịch Toyota Akio Toyoda đã nói với các thành viên công đoàn rằng, nếu không có kế hoạch sản xuất hợp lý, các nhà cung cấp có nguy cơ trở nên "kiệt sức".

Đại diện phát ngôn của Toyota còn cho biết: "Chúng tôi tại Toyota đã thực hiện nhiều lần điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình do sự thiếu hụt các bộ phận do COVID-19 tràn lan, gây ra sự bất tiện đáng kể cho khách hàng của chúng tôi và các bên liên quan; Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã tiến hành phục hồi sản xuất với sự nỗ lực to lớn từ các bên liên quan khác nhau nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng nhiều xe nhất có thể trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt các bộ phận, chúng tôi đã phải thực hiện nhiều lần điều chỉnh vào phút cuối đối với kế hoạch sản xuất, và điều này đã tạo ra gánh nặng đáng kể cho các địa điểm sản xuất bao gồm cả các nhà cung cấp".

"Vì vậy, chúng tôi sẽ lập kế hoạch dựa trên cơ cấu nhân sự và năng lực cơ sở vật chất của các nhà cung cấp. Bằng cách làm này, chúng tôi sẽ thiết lập môi trường làm việc lành mạnh đặt ưu tiên cao nhất về an toàn và chất lượng, thay vì vượt quá khả năng của các cơ sở, đẩy mọi người đến giới hạn của họ và làm việc ngoài giờ.  Sau đó, chúng tôi sẽ thông báo và chia sẻ các kế hoạch này với các nhà cung cấp của chúng tôi", đại diện phát ngôn của Toyota còn cho biết thêm.

Gần đây, Toyota đã thừa nhận rằng do tình trạng thiếu chất bán dẫn, rủi ro COVID-19 đang diễn ra và nhiều yếu tố khác, rất khó để nhìn về phía trước trong vài tháng tới. và cho biết có khả năng kế hoạch sản xuất của hãng sẽ thấp hơn dự kiến ban đầu. Những điều chỉnh thêm có thể được đưa ra tùy thuộc vào khả năng mua sắm linh kiện của Toyota.

Toyota cắt giảm sản lượng để giảm bớt căng thẳng cho các nhà cung cấp bị bao vây. Ảnh: @AFP.

Toyota cắt giảm sản lượng để giảm bớt căng thẳng cho các nhà cung cấp bị bao vây. Ảnh: @AFP.

Toyota không phải là hãng xe duy nhất buộc phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Một số nhà sản xuất ô tô khác cũng bị ảnh hưởng theo cách tương tự do cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang diễn ra. Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đã quay cuồng dưới áp lực trong hơn một năm do tình trạng thiếu chip. Gần đây, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã làm cho sự gián đoạn trở nên tồi tệ hơn với việc không có sẵn một số thành phần quan trọng.

Do các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm đáp trả hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, các nhà sản xuất ô tô Toyota và Mazda của Nhật Bản đã đình chỉ việc giao hàng cho Nga. Toyota cũng đóng băng công việc của nhà máy ở St.Petersburg do thiếu linh kiện. Trong bối cảnh này, ô tô mới ở Liên bang Nga tăng giá trung bình 40% trong tháng ba. Đồng thời, doanh số bán hàng Toyota tại Nga đã giảm hơn 60%.

Đầu tháng 4/2022, Toyota Motor Corp thông báo đã cắt giảm triển vọng năm 2022 đối với doanh số bán ô tô mới tại ngành công nghiệp ô tô Mỹ, với lý do những khó khăn trong chuỗi cung ứng do đại dịch và xung đột ở Ukraine gây ra.

Bob Carter, phó giám đốc điều hành kinh doanh của Toyota Motor Bắc Mỹ cho biết triển vọng mới của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại thị trường này là 15,5 triệu xe, đã giảm so với dự báo trước đó là 16,5 triệu xe.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và sự thiếu hụt chip bán dẫn sau đó ngay cả trước khi Nga tấn công Ukraine đã làm ảnh hưởng đến các bộ phận của chuỗi cung ứng và góp phần làm tăng giá nguyên liệu thô như nhôm và niken.

Ông Bob Carter nói: "Những thách thức trong chuỗi cung ứng mà chúng ta đang thấy ... sẽ còn tồn tại với chúng ta trong một thời gian".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem