"Trước kia, tín dụng cho nuôi trồng và chế biến thủy sản luôn dồi dào và thuận lợi. Nhưng gần đây, các dự án nuôi cá đều bị các ngân hàng lắc đầu. Họ gần như không rót vốn tín dụng cho thủy sản nữa! Các ngân hàng đang thắt chặt tín dụng, để thực thi các biện pháp chống lạm phát… vì vậy việc tiếp cận vốn là cực kỳ khó khăn!" - ông Lương Hoàng Mãnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Mekong, thẳng thắn đặt vấn đề.
|
Những doanh nghiệp sử dụng nhiều điện ở Cần Thơ đang lo lắng. |
Ông Phạm Ngọc Truyền - Phó Giám đốc Công ty Nam Hải, chuyên xuất khẩu tôm, cho biết: Năm 2010, công ty đạt kim ngạch xuất khẩu trên 45 triệu USD (trong đó, 95% xuất sang Nhật). Năm 2011, công ty đưa mục tiêu đạt 60 triệu USD, nhưng tình hình 3 tháng vừa qua, nhất là khi xảy ra trận động đất thê thảm ở Nhật, lãnh đạo công ty đang hết sức lo lắng.
Ông nói: "Chúng tôi phải tính toán kỹ lưỡng nguồn vốn nhất là vốn vay; giá nguyên liệu đầu vào; cân đối kế hoạch sản xuất và ổn định đầu ra để đảm bảo kế hoạch cả năm...".
Bên cạnh đó, việc cắt điện có thể ngày càng thường xuyên hơn đang gây tâm lý bất an trong các DN xuất khẩu nông thủy sản, vì hầu hết họ đều là những đơn vị sử dụng nhiều điện năng.
Ông Phan Quang Nam - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP May Tây Đô, nói: "Nguồn điện không đảm bảo, chúng tôi đã phải chủ động nhiều giải pháp thay thế, đồng thời vận động tiết kiệm. Công ty đã chuyển hệ thống đốt bằng lò điện sang hệ thống đốt bằng lò trấu truyền thống. Dù hơi bất tiện nhưng tiết kiệm và dự phòng được nguy cơ ảnh hưởng tiến độ sản xuất và giao hàng khi mất điện".
Quốc Huy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.