Thiếu liên kết với doanh nghiệp, nhà nông, TP.HCM khó đáp ứng giống cây trồng

Nguyễn Vy Thứ năm, ngày 19/10/2023 15:10 PM (GMT+7)
Để nâng cao giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, TP.HCM phấn đấu trở thành trung tâm giống không chỉ cho thành phố mà cho cả khu vực phía Nam. Các đơn vị trực thuộc, trung tâm nghiên cứu cũng cần những giải pháp quyết liệt hơn cho mục tiêu chung.
Bình luận 0

Không cung ứng đủ nguồn giống cây trồng cho thị trường

Trung tâm Công nghệ sinh học và Khu Nông nghiệp công nghệ cao (AHTP) của TP.HCM được xem là hình mẫu trong việc lan tỏa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống và sản xuất nông nghiệp nói chung.

Tuy nhiên, nỗ lực đóng góp vào lĩnh vực giống và ứng dụng công nghệ cao hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường.

Bà Nguyễn Thị Bé, chủ vườn lan Minh Dũng (huyện Củ Chi) cho biết, khả năng cung ứng giống của các đơn vị nhà nước hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân.

Bà Bé vẫn dùng vẫn dùng kinh nghiệm bản thân để tự sản xuất hoa lan giống, cung cấp cho bạn hàng khắp các tỉnh thành. Ảnh: Nguyễn Vy

Bà Bé vẫn dùng vẫn dùng kinh nghiệm bản thân để tự sản xuất hoa lan giống, cung cấp cho bạn hàng khắp các tỉnh thành. Ảnh: Nguyễn Vy

Bà Bé cũng thường xuyên hỗ trợ để các đơn vị nhà nước triển khai mô hình mô hình sản xuất hoa lan thử nghiệm ngay trên vườn trồng của mình.

Nhưng kết quả thường không đạt như kỳ vọng. Bà Bé vẫn dùng vẫn dùng kinh nghiệm bản thân để tự sản xuất hoa lan giống, cung cấp cho bạn hàng khắp các tỉnh thành.

Theo bà Bé, Không chỉ với giống lan mà cả với các loại giống cây trồng khác, hiệu quả kinh tế luôn là yếu tố quyết định với công tác giống. Việc chọn tạo và đánh giá giống mới phải gắn liền mật thiết với lợi ích của doanh nghiệp và nông dân.

"Các giống mới không thể tạo ra bất kỳ tác động nào trên thị trường nếu chúng không được thị trường chấp nhận", bà Bé nhấn mạnh.

Theo Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM, các doanh nghiệp giống cây trồng trên địa bàn Thành phố tuy có số lượng khá đông, nhưng số lượng doanh nghiệp có thực lực và có triển khai công tác nghiên cứu chọn tạo giống khá ít.

Còn lại phần lớn các công ty chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh hạt giống. Trong dó nhiều doanh nghiệp chỉ làm công tác nhập khẩu và kinh doanh hạt giống là chính.

Tăng cường liên kết phát triển giống cây trồng

Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, thành phố sẽ ưu tiên phát triển thành trung tâm sản xuất, cung cấp giống chủ lực, góp phần vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững.

Trung tâm Công nghệ sinh học đã xây dựng kế hoạch đầu tư nghiên cứu tạo giống mới trên các đối tượng chủ lực là rau, hoa, cây kiểng, bám sát mục tiêu của các chương trình trọng điểm của thành phố.

Cán bộ nghiên cứu ở Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Vy

Cán bộ nghiên cứu ở Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Vy

Trung tâm phấn đấu đến năm 2030, tiếp tục nghiên cứu phát triển một số giống cây, con mang tính trạng tốt, kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, có năng suất, chất lượng cao. Nghiên cứu phát triển công nghệ mới, sản phẩm cải tiến ứng dụng vào sản xuất sản phẩm công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.

Trung tâm sẽ giới thiệu 4-6 giống rau ăn quả lai F1 và 2 giống dưa hấu tam bội có năng suất, phẩm chất và tính chống chịu bệnh tương đương với giống nhập nội đang trồng phổ biến trên thị trường.

Trung tâm sẽ phấn đấu tạo thành công 6-11 dòng hoa, kiểng lá mới bằng phương pháp chiếu xạ và đa bội hóa, mang một số đặc tính nổi trội về hình thái và khả năng sinh trưởng được thị trường ưa chuộng; 1 dòng dưa leo kháng virus.

Đồng thời, Trung tâm sẽ hoàn thiện 2-3 quy trình nhân giống in vitro mỗi năm; cung cấp 200.000 – 300.000 cây cấy mô/năm bao gồm một số loại hoa, kiểng lá, dược liệu… Đăng ký bảo hộ 1-2 dòng hoa mới; 2-3 giống rau ăn quả.

Một số sản phẩm giống nuôi cấy mô của Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Vy

Một số sản phẩm giống nuôi cấy mô của Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Vy

Để đạt được các chỉ tiêu này, TS. Hà Thị Loan – Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó có việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc cử cán bộ tham gia khóa học nâng cao trình độ chuyên môn về công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Trung tâm khuyến khích cán bộ trẻ đề xuất các đề tài nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trung tâm sẽ hợp đồng, hợp tác với các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ cao, có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm ứng dụng công nghệ cao vào phát triển giống cây trồng.

Tăng cường tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm về giống cây trồng nhằm tuyền truyền quảng bá các kết quả nghiên cứu, để tạo mối liên kết và thu hút các tổ chức, cá nhân có công nghệ mới vào thử nghiệm, trình diễn và chuyển giao.

"Một giải pháp quan trọng nữa là đẩy mạnh mối liên kết với doanh nghiệp, nhà nông để tạo ra sản phẩm mang lại giá trị nông nnghiệo cao nhất, đáp ứng nhu cầu của sản xuất", TS. Loan chia sẻ.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem