Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Dương Kim Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết, phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi tất yếu của các tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong đó có TP.HCM.
TP.HCM đã có định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Thành phố cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như chương trình phát triển cây, con chủ lực đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025-2030; đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến 2030...
Tuy nhiên, theo ông Hà, sản xuất nông nghiệp đô thị tại TP.HCM thời gian qua gặp không ít khó khăn, thách thức.
Nguyên nhân do tiến trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, phân tán nên khó hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung. Tình trạng thiếu hụt lao động nông thôn, vấn đề môi trường cũng tạo nên nhiều áp lực cho ngành khuyến nông.
Hệ thống khuyến nông hiện nay còn thiếu về nhân lực, nhất là cán bộ khuyến nông cấp cơ sở am hiểu sâu về nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao hoặc các lĩnh vực hoa - cây cảnh, cá cảnh, chế biến, bảo quản nông sản.
Kinh phí đầu tư cho mô hình khuyến nông chưa tương xứng với nhu cầu thực tế. Thực tế cho thấy, mô hình nông nghiệp đô thị như trồng hoa lan, nuôi cá cảnh, mô hình ứng dụng công nghệ mới... đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn nhưng chậm thu hồi vốn nên tốc độ phát triển chậm cả về quy mô sản xuất và số hộ tham gia thực hiện.
Mặt khác, định mức kinh tế kỹ thuật cho cây trồng, vật nuôi, nhất là định mức áp dụng trong nông nghiệp đô thị chậm cập nhật và ban hành; cơ chế tài chính cho công tác khuyến nông còn nhiều hạn chế.
Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cũng từng gặp khó khăn trong việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện hoạt động khuyến nông.
Khó khăn nhất là khi các văn bản quy định nội dung chi, mức hỗ trợ hoạt động khuyến nông trên địa bàn TP.HCM theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, và Thông tư số 75/2019/ TT-BTC của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước chưa ban hành.
Do đó, từ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông đã chủ trì, phối hợp tham mưu Sở NNPTNT trình UBND TP.HCM, trình HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 19/2021/NQ-HĐND ngày 19/10/2021 về quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn TP.HCM, Quyết định 03/QĐ-UBND ngày 26/01/2021 về định mức kinh tế kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM để có cơ sở triển khai các hoạt động khuyến nông.
Đến nay, do nhu cầu thực tiễn, Trung tâm Khuyến nông đang cập nhật trình bổ sung Quyết định 03. Do vậy, hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, những hoạt động mang tính chất mô hình tổng hợp, gắn trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến với xúc tiến thị trường, du lịch sinh thái... chưa được thực hiện. Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn chưa chặt chẽ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.