TQ: Phát hiện về bọ cạp biển khổng lồ đáng sợ thời cổ đại, to bằng chó corgi

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ năm, ngày 21/10/2021 14:40 PM (GMT+7)
Hãy tưởng tượng bạn đang có một chuyến đi chơi xa, bất ngờ chạm trán một con bọ cạp khổng lồ dài 1 mét, phần đuôi kéo dài qua đầu, biết vồ lấy những con mồi, nhấc bổng chúng lên bằng hai cặp càng lớn trước khi nuốt chửng.
Bình luận 0

img

Bọ cạp biển thời cổ đại to lớn tương đương chó corgi.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện hóa thạch bọ cạp khổng lồ dài 1 mét là có thật, từng tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm. Đây là loài bọ cạp biển chưa từng được biết tới, có tên khoa học là Terropterus xiushanensis.

Bọ cạp biển khổng lồ ước tính to lớn ngang một chú chó corgi, sống dưới đại dương ở phía nam Trung Quốc trong Kỷ Silur (416 – 443 triệu năm trước). Chó corgi là giống chó chân ngắn, có nguồn gốc từ Pembrokeshire, xứ Wales.

Đặc điểm nổi bật nhất của bọ cạp khổng lồ là hai chiếc càng sắc nhọn dùng để bắt mồi. “Mặt trong là lớp gai có độc, có thể khiến con mồi tê liệt. Terropterus là kẻ săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái đầu Kỷ Silur vì không có đối thủ cạnh tranh xứng tầm”, các nhà nghiên cứu cho biết.

img

Phác họa hình ảnh bọ cạp biển khổng lồ.

Mặc dù Terropterus được coi là hung thần trong môi trường tự nhiên ở thời đại của nó, nó ít có khả năng đe dọa con người nếu xuất hiện thời nay.

Chúng chuyên săn cá và động vật thân mềm, dùng chi trước tóm lấy con mồi rồi ăn thịt. Con người to lớn hơn và không phải mồi ngon của chúng.

Terropterus là loài đã tuyệt chủng, có họ hàng gần với cua móng ngựa và các loài thuộc lớp hình nhện, như nhện và bọ cạp hiện đại.

Terropterus được cho là sinh sống quanh Gondwana, một siêu lục địa hình thành cách đây khoảng 600 triệu năm và tan vỡ cách đây khoảng 180 triệu năm.

img

Hóa thạch bọ cạp biển khổng lồ.

Hai mảnh vỡ từ siêu lục địa Gondwana va vào nhau, dần dần tạo thành miền bắc và miền nam Trung Quốc ngày nay.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc dựa trên hai mẫu hóa thạch bọ cạp biển khổng lồ. Một được tìm thấy gần Vũ Hán, tỉnh Hồ Nam và hóa thạch còn lại được tìm thấy ở Tú Sơn, tỉnh Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc.

Kỷ Silur đánh dấu một thời kỳ các sinh vật sự biến đổi đáng kinh ngạc. Các đại dương nông rải rác trên thế giới thời điểm này tạo điều kiện để ánh sáng xuyên qua, giúp hệ sinh thái đa dạng phát triển.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem