TQ sao chép siêu công nghệ chế tạo máy bay của Nga thế nào?

Thứ ba, ngày 25/02/2014 06:59 AM (GMT+7)
Trung Quốc không chỉ sao chép giỏi mà còn biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm của Nga trong sản xuất động cơ máy bay, thậm chí còn tiếp cận công nghệ phương Tây nhanh nhạy hơn cả Nga.
Bình luận 0
Đó là những nhận định của chuyên trang quân sự Mỹ Strategypage trong một bài viết hôm 21.2.2014.

Theo bài viết, chiến đấu cơ mới J-15 của Trung Quốc mà nước này tuyên bố là có động cơ nội địa mạnh mẽ khi có thể mang theo khối lượng vận tải nặng hơn nhờ thiết kế sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu (ski jump). Đây là kiểu thiết kế rẻ hơn và ít phức tạp hơn so với hệ thống động cơ thủy lực (steam catapults). Tuy nhiên, hệ thống nhảy cầu có một bất lợi là không thể khởi động một máy bay hạng nặng như hệ thống thủy lực.

Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc

Song gần đây, Trung Quốc tuyên bố đã phát triển một phiên bản mạnh mẽ hơn của động cơ WS-10 (WS-10H) cho J-15. Nhưng nó mới chỉ được trang bị cho 2 chiếc chiến đấu cơ loại này. Còn hầu hết J-15 vẫn sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Mặc dù các chi tiết về WS-10 được giữ bí mật, Trung Quốc vẫn không thể che giấu máy bay J-15 của họ đang sử dụng cả WS-10 và AL-31 của Nga, loại động cơ được tin là cơ sở cho việc sản xuất WS-10.

WS-10 đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc vào năm 2004. Trong năm 2010, nước này tiết lộ đã thay thế các thiết bị của Nga cho J-10 và cài đặt động cơ WS-10A nội địa thay cho AL-31FN của Nga. Điều nghịch lý là, ngay sau tuyên bố đó không lâu, Trung Quốc lại đặt hàng tới 123 động cơ AL-31FN của Nga vào năm 2012. Dù loại động cơ này được nhập nhiều hơn song các chiến đấu cơ của Trung Quốc lại khẳng định mang động cơ WS-10.

Tờ Strategypage cho biết, thậm chí Trung Quốc còn khẳng định WS-10A của họ vượt trội hơn cả AL-31F, mặc dù WS-10A có sự sao chép rất nhiều các công nghệ của Nga. Phía Trung Quốc cũng nói rằng họ đã cải thiện nhiều động cơ của Nga. Ví dụ bản gốc AL-31 hoạt động tốt trong 900 giờ thì WS-10A lại được tinh chỉnh hoạt động kéo dài trong 1.500 giờ.

Nhưng thực tế, Nga đã cải tiến AL-31 đạt tới 1.500 giờ và gần đây nhất là 2.000 giờ trước Trung Quốc. Khi được chất vấn về điều đó, phía Trung Quốc nói họ mới đang phát triển WS-10A chứ chưa đạt được công suất đầy đủ. Thực tế, loại động cơ này mắc phải một số vấn đề nghiêm trọng, khó đoán trước và khó mà sửa chữa.

Trở lại năm 2011, Trung Quốc còn tin tới năm 2016 họ sẽ thoát khỏi sự lệ thuộc vào Nga trong sản xuất động cơ máy bay phản lực quân sự. Nhưng ngay hiện tại, Trung Quốc không thừa nhận có nhu cầu động cơ của Nga đến cuối thập kỷ này. Trong khi đó nước này vẫn tiếp tục nhập khẩu động cơ của Nga như AL-31 và RD-93 (một phiên bản RD-33của MiG-29) cho JF-17 (loại máy bay F-6 được phát triển trong hợp tác với Pakistan), cả hai đều là động cơ đắt tiền, RD-33 giá 3 triệu USD/chiếc còn AL-31 có giá cao hơn 1/3.

J-15 bị tố sử dụng động cơ AL-31F của Nga
J-15 bị tố sử dụng động cơ AL-31F của Nga

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các kỹ sư Trung Quốc đã chủ động làm chủ các kỹ thuật sản xuất cần thiết để tạo động cơ Trung Quốc sao chép từ AL-31. Đây là một phần của một chương trình lớn bao gồm cả việc phát triển WS-13 sao chép RD-93 của Nga. Dù đã tạo ra các động cơ có độ bền nhưng các sản phẩm của Trung Quốc vẫn gặp vấn đề về độ tin cậy. Dường như nó vẫn kém hơn so với việc mua động cơ từ Nga bởi vì các mô hình động cơ nội địa hoạt động không thường xuyên và thường hay bị thay đổi động cơ.

Tờ Strategypage cho rằng, từ lâu Trung Quốc đã sao chép công nghệ nước ngoài, dù không phải lúc nào cũng thành công. Từ những năm 1990 Trung Quốc đã đổ nhiều tiền vào việc phát triển sản xuất động cơ máy bay phản lực. Trung Quốc cũng gặp phải nhiều vấn đề giống như Nga thời kỳ đầu. Việc thiết kế và xây dựng các kỹ năng cần thiết cho động cơ gặp nhiều khó khăn.

Nhưng Trung Quốc có một số lợi thế ở chỗ, trước tiên họ đã biết về những sai lầm của Nga khi thực hiện và đã có thể tránh được nhiều sai lầm đó. Đồng thời có một thực tế là Trung Quốc có thể tiếp cận tốt hơn công nghệ sản xuất phương Tây. Cuối cùng, Trung Quốc, không giống như Liên Xô, có thể phát triển khả năng sản xuất động cơ của họ trong nền kinh tế thị trường nên đã hiệu quả hơn một nền kinh tế bao cấp suốt 7 thập kỷ của Liên Xô. Trung Quốc xem xét J-10 và WS-10A là một phần trong quá trình học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của Liên Xô.

Trong khi đó, Trung Quốc có thể sản xuất Su-27 nhái với động cơ đáng tin cậy và tiếp tục phát triển các biến thể Su-27. Trong đó J-11 được tin là một bản sao Su-27 của Nga. Nhưng tất cả mọi chuyện đã trở nên công khai vào năm 1995, lúc Trung Quốc tung 2,5 tỷ USD mua đứt bản quyền sản xuất 200 chiếc Su-27 của Nga. Điều đáng nói, từ sau năm này nhiều hợp đồng đã bị Nga hủy bỏ với lý do Trung Quốc đã sử dụng kiến thức từ chương trình Su-27 để tạo ra bản sao của Su-27 là J-11.

Phía Trung Quốc luôn tuyên bố, J-11 được thiết kế và xây dựng chỉ với công nghệ của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có một phiên bản tàng hình (J-17) của Su-27. Ngoài ra còn có một phiên bản của Su-30 ( Su-33, thu được từ Ukraina ) mà bây giờ được biết đến là J-15. Vào năm 2013, J-16 đã được phát hiện. Đây là một máy bay ném bom hai chỗ ngồi tương tự như F-15E của Mỹ và gần giống với Su-30MKK Nga. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn quả quyết đây là tất cả các thiết kế của Trung Quốc và chỉ có một số điểm tương đồng với chiến đấu cơ của Nga.

Minh Nhân (theo Strategypage) (Minh Nhân (theo Strategypage))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem