“Hệ thống độc nhất này sẽ giúp Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát động các chiến dịch đặc biệt và các cuộc chiến thông tin trong thời kỳ mới”, ông Kashin nhận định.
“Bên cạnh các lĩnh vực về tình báo kĩ thuật, tình báo mạng, tác chiến điện tử và hoạt động tấn công mạng, lực lượng mới này chịu trách nhiệm tình báo quân sự nói chung và cả các cuộc chiến tranh tâm lý nếu cần”.
Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) là một mô hình hoàn toàn mới trên thế giới.
Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược có thể bao gồm cả Đơn vị Chiến dịch Đặc nhiệm. Ngoài ra, chuyên gia Kashin nhấn mạnh lực lượng này chưa từng có tiền lệ trong quân đội các nước trên thế giới. Việc tập trung các đơn vị thông tin tình báo và tác chiến điện tử trong một chỉnh thể cho phép tận dụng tài nguyên và nhân lực tối đa. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định một số vấn đề và thách thức sẽ tồn tại với đơn vị này.
Vì là một chỉnh thể thống nhất nên sẽ có rất nhiều công việc và sự ưu tiên nhiệm vụ nào quan trọng hơn là rất khó khăn.
Ở nhiều quốc gia, tình báo kĩ thuật là đơn vị được đầu tư nhiều tiền của nhất và cũng là lớn nhất trong các đơn vị tình báo nói chung. Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hợp nhất của nhiều đơn vị vào chung một lực lượng có thể gây cạnh tranh thậm chí là mâu thuẫn giữa các đơn vị.
Vấn đề phân tích thông tin cũng cần phải chú trọng. Liệu một lực lượng mới sẽ vẫn áp dụng công nghệ xử lý thông tin như cũ hay sẽ nghĩ ra một hệ thống hoàn toàn mới thu thập và nghiên cứu thông tin? Nếu có một hệ thống mới, tác động chính trị của nó sẽ là rất lớn.
Chưa quốc gia nào trên thế giới có sự hợp nhất và tập trung nhiều đơn vị vào một lực lượng. Tuy nhiên việc thực thi một sự cải cách tham vọng như vậy không hề đơn giản và thành công chưa được kiểm chứng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.