Lễ dạm ngõ bao giờ cũng do nhà trai chủ động. Theo quan niệm về mai mối từ xưa ở bản thì ông mối phải đi đánh tiếng 3 lần, phía nhà gái mới cả nể mà gật đầu chấp nhận, đồng thời bàn với đại diện nhà trai thời gian để tổ chức ăn hỏi.
|
Cô dâu Thu Lao về nhà chồng. P.A |
Đúng ngày đã thống nhất, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai mang theo lễ vật sang nhà gái làm lễ ăn hỏi. Lễ cưới của chàng trai Thu Lao thường diễn ra rất long trọng. Ngày lễ đón dâu, đoàn nhà trai (chú rể không được đi đón dâu) theo chân ông mối dắt ngựa rước dâu đến nhà gái thật sớm đem theo một túi bánh giầy gồm 22 chiếc để làm lễ xin mở cửa.
Thấy cánh cửa đóng, bên nhà trai cất lời xin mở cửa nhưng phía nhà gái phải viện đủ lý do để từ chối đúng 22 lần để mỗi lần ông mối phải đưa qua khe cửa 1 cái bánh giầy. Sau khi mở cửa để nhà trai bước vào, nhà gái sẽ mở tiệc khoản đãi, đến sáng hôm sau mới làm thủ tục giao dâu và chia của hồi môn. Cũng phải đến chiều hôm đó, đoàn rước mới rời nhà gái.
Chú rể đứng đón cô dâu ở cửa nhà, dắt vào đứng trước ban thờ để đại diện nhà trai khấn báo tổ tiên rằng con dâu đã về. Hai vợ chồng vái lạy tổ tiên ba lạy rồi sau đó thực hiện tục tranh buồng. Đồng bào Thu Lao tin rằng, ai chạy vào buồng cưới trước sẽ là người quyết định việc làm ăn của gia đình...
Vinh Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.