Khi phát hiện hang chuột, người bắt sẽ đặt bẫy ở đường đi của chuột, thả chó xua đuổi. Đội quân bắt chuột giàn thành ma trận, chuột sợ sẽ chạy theo lối mòn và sập bẫy.
Sau vụ gặt, thời tiết khô ráo, ruộng chỉ còn rạ,cây cỏ mọc thấp sẽ dễ phát hiện chuột và dễ đuổi bắt.
“Để dễ dàng bắt được chuột, người bắt phải tinh mắt, tìm được đường đi (luồng) của chuột” - anh Đỗ Văn Năm ở xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, cho hay.
Tháng 4 và tháng 9 hàng năm, trên khắp đồng ruộng của ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội nhộn nhịp trai tráng ra đồng bắt chuột, đây là thời điểm chuột đồng béo núc, da và lông vàng ruộm.
Tháng 9 đến tháng 12 (âm lịch) là thời điểm bắt chuột rộ nhất. Chuột bắt sau vụ gặt lúa có thịt ngon, béo ngậy hơn hẳn những thời điểm khác...
Với người làm nghề bắt chuột để bán, ngoài lồng, bẫy và cuốc thì còn mang theo chó săn.
Chuột đồng thường ăn cỏ, lúa, rễ cây nên rất sạch.
Những chú chuột đồng thường có màu lông vàng, thân hình bé hơn chuột cống.
Chuột đưa về được chế biến bằng cách trụng nước sôi 70 - 80 độ C, sau đó vặt lông.
Tại xã Dị Nậu và Canh Nậu, huyện Thạch Thất, người dân thường chế biến chuột thành các món: Xào lăn, hấp, nướng, giả cầy…
Tầm 15 giờ, tại các chợ cóc liên thôn, người dân bày bán la liệt chuột đã sơ chế. Giá mỗi kg chuột từ 100.000 - 160.000 đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.