Trăn trở với giá trị cọng rau

Thứ năm, ngày 13/03/2014 10:07 AM (GMT+7)
Phụ nữ mặc nhiên là người có ảnh hưởng lớn trong việc tiêu dùng rau trong các bữa ăn, nhưng hiểu giá trị về rau bản địa dể tăng mức sử dụng, quảng bá… lại là lĩnh vực chưa được nghiên cứu.
Bình luận 0
Korey Browstein, một người Mỹ gốc Do Thái có vợ Việt, đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành khoa học phân tử cây trồng (Molecular Plant Sciences), trường đại học Washington State có cái duyên với rau khi bố vợ (GS.TS Nguyễn Văn Luật) cũng là người từng nghiên cứu và vận động phát triển “vườn rau – cây thuốc”.

CLB Hỗ trợ nông gia vẫn kiên trì chương trình hỗ trợ cộng dồng dù dự án ACIAR dã kết thúc. Ảnh: HL
CLB Hỗ trợ nông gia vẫn kiên trì chương trình hỗ trợ cộng đồng dù dự án ACIAR dã kết thúc. Ảnh: HL

Vốn quý ít người biết

Những ngày về quê vợ (tháng 1.2014), Korey dành thời gian trao đổi với bố cùng các nhà nghiên cứu thảo dược tại TP.HCM và các nhóm làm việc tại đồng bằng sông Cửu Long.

Theo cách nói của anh, ít nhất trên 40% người dân Mỹ sử dụng dược liệu bổ sung có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, tin rằng thảo dược liệu sẽ giảm được tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn so với các loại tân dược. Kết quả khảo sát này có vẻ đã cũ vì được công bố từ năm 2007 dù cho tới nay chưa có cuộc thăm dò nào khác, nhưng doanh thu từ mười loại cây dược liệu dược trồng chủ yếu ở Mỹ năm 2012 tăng 5,5% so với năm 2011, dạt gần 5,6 tỉ USD, Korey. B chia sẻ.

Korey. B đặc biệt chú ý mười loại cây: nam việt quất (Cranberry); tỏi (Garlic); cây họ cau (dừa) (Saw Palmetto); đậu nành (Soy); bạch quả (Ginkgo); ké sữa (Milk thistle); cây thuộc họ mao lương (Black cohosh); cây thuộc họ cúc (Echinacca); cây thuộc họ ban (St John’s wort); sâm (Ginseng).

“Tại Việt Nam, một số loại cây có thể trở thành đề tài nghiên cứu thú vị sử dụng làm dược liệu như huyền sâm, Ajuga, Buddleja… Một nhóm nghiên cứu trẻ từ 3 – 4 người có thể cùng nhau làm đề tài thì sẽ rất hay và tiết kiệm thời gian”, Korey nói.

Thực ra, tại Việt Nam có khá nhiều nhóm nghiên cứu thảo dược nhưng các nhóm này không kết nối và luôn giữ kín bí quyết. Đặc biệt, càng phải giữ kín những kết quả khi nó là trọng tâm thương lượng làm ăn của các công ty dược phẩm trong nước với đối tác nước ngoài.

DexaMedica (Indonesia) dã dạt dược thoả thuận sơ bộ với một công ty dược phẩm có tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long từ đầu năm 2013 theo hướng phát huy thế mạnh của nhau. DexaMedica có thế mạnh về thuốc nước – thuốc viên, về các sản phẩm dược phẩm công nghệ cao, mạnh về nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thử tương dương sinh học…

Còn công ty trong nước có thế mạnh về nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu và chiết xuất
nhiều loại thảo dược, thương mại hoá rất thành công ở thị trường trong nước.

Tháng 5.2007, trong một tiệc buffet do đại sứ Úc tại Hà Nội Bill Iweddell và tổng giám đốc ACIAR khoản đãi, cả hai yếu nhân này đều nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ và nguồn rau – di sản đặc biệt hiếm có của Việt Nam so với thế giới – trong hầu hết cuộc trò chuyện.

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó Chủ tịch nước, đã khởi xướng một dự án khẳng định vai trò phụ nữ từ thời gian này (với sự phối hợp với hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam).

Và chỉ một thời gian ngắn cùng làm việc, các báo cáo cho thấy, các chuyên gia nước ngoài hiểu nguồn dược liệu không kém người Việt. Nhưng đặc biệt, trong khi các nhà nghiên cứu trong nước nhấn mạnh đến việc bảo tồn thì các chuyên gia nước ngoài lại có hiểu biết và khuyến nghị nhiều hơn về xu hướng tạo ra giá trị tăng thêm, khả năng thương mại hoá từ nguồn dược liệu dó.

Thương mại hoá?

Phụ nữ mặc nhiên là người có ảnh hưởng lớn trong việc tiêu dùng rau trong các bữa ăn, nhưng hiểu giá trị về rau bản địa dể tăng mức sử dụng, quảng bá… lại là lĩnh vực chưa được nghiên cứu.

Dự án ACIAR xác định Việt Nam có trên 5.000 loài rau, trong đó có khoảng 1.186 loại rau bản địa có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị thảo dược cao dùng làm thuốc – giá trị kinh tế cao và trong khuôn khổ dự án, cây rau có thể giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo.

ADC Pharma, Domesco, Dược Hậu Giang… là những công ty đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long có suy nghĩ khác về cách dùng rau. Trong khi miền Bắc tính mức tiêu thụ rau bình quân đầu người mỗi năm là 275kg, miền Nam: 244kg/ người/năm; thì khi các công ty này khai thác công nghệ chiết xuất tinh dầu từ rau trong 24 giờ, bào chế dầu từ rau làm thực phẩm chức năng, thuốc, kẹo từ rau… thì kết quả trồng, tiêu thụ rau đã nhảy vọt (quất, gấc, tần dày lá, ngò om, rau má…).

Xu hướng trồng rau khai thác thế mạnh dược tính có cái hay là bắt buộc người trồng hạn chế tối đa lượng nông dược, phân hoá học. Thậm chí tối kỵ với hoá chất và đương nhiên có một dòng rau sạch tồn tại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mỗi ngày. Những lá già, cọng dể lấy tinh dầu.

Triển vọng thực sự mở ra ở những vùng nguyên liệu của các công ty dược phẩm. Một số vùng trồng rau như Vĩnh Long, Tiền Giang, TP.HCM, Lâm Đồng xây dựng quy trình sản xuất an toàn, nhưng để trồng và tiêu thụ nhiều hơn nữa; vai trò người trồng (chủng loại) và phụ nữ trong việc làm cho những bữa ăn tinh tươm hơn, tử tế hơn từ rau chưa được coi trọng.

Dự án ACIAR đã kết thúc, để lại một điều: việc khích lệ phát triển rau, biết giá trị từng loại rau có dược tính, coi trọng việc tiêu dùng rau phụ thuộc rất lớn vào kiến thức và quyết tâm thực hiện. Nếu không, “chết trên đống thuốc” là chuyện đương nhiên!
Hoàng Lan (Thế giới tiếp thị) (Hoàng Lan (Thế giới tiếp thị))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem