Trâu cứ sưng cổ là chết, dân hoang mang

Thứ ba, ngày 14/12/2010 14:02 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - “Chỉ tính riêng từ đầu tháng 11 đến nay đã có 28 con trâu, bò chết với các triệu chứng: Chướng bụng, sưng cổ và sau hai, ba tiếng đồng hồ thì chết”.
Bình luận 0

 

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều hộ dân ở các xã vùng cao huyện Phong Thổ đã mất trắng đàn trâu khiến cuộc sống vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn.

img
Anh Thào A Dư và nhiều người dân trong xã chủ động lấy thuốc nam về chữa cho trâu, bò.

Trâu, bò chết hàng loạt

Xã Pa Vây Sử có hơn 800 con gia súc, từ tháng 9 đến nay tại các bản Pờ Xa, Pa Vây Sử, Hang É, Khu Chu Lìn đã có hơn 50 con trâu, bò chết không rõ nguyên nhân. Ông Mùa A Sình – Chủ tịch UBND xã Pa Vây Sử cho biết thêm:

“Chỉ tính riêng từ đầu tháng 11 đến nay đã có 28 con trâu, bò chết với các triệu chứng: Chướng bụng, sưng cổ và sau hai, ba tiếng đồng hồ thì chết”.

Bản Pờ Xa nằm ngay trung tâm xã Pa Vây Sử. Bản có độ dốc lớn, cuộc sống của người dân chỉ trông chờ vào sản xuất ruộng, nương gieo trồng một vụ lúa. Đàn trâu, bò của bản có hơn 60 con, nhưng trong tháng 11 cả bản đã có 16 con trâu bị chết.

Ông Sùng Súa Páo đang “đứt từng khúc ruột” vì đàn trâu 5 con của gia đình ông đã chết. Ông Páo tâm sự: “Trâu nhà tôi thả trên rừng. Khi nghe cán bộ thú y xã thông báo là có dịch trên đàn gia súc, tôi vội bảo con lên rừng đưa trâu về chuồng để tránh dịch.

Đến thời điểm này, hiện tượng trâu, bò chết không chỉ có ở xã Pa Vây Sử mà đã xuất hiện ở các xã lân cận như Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Tung Qua Lìn… và bắt đầu xuất hiện trên đàn bò dự án của Chương trình 135/CP giai đoạn II và Chương trình 30a.

Đưa về tới nhà thì hôm sau một con đột ngột lăn ra chết. Tiếc của, khi thương lái ở xã Mường So lên mua, tôi bán được 2 triệu đồng. Sáng hôm sau hai con nữa lại chết, hai con còn lại cũng bỏ ăn, chướng bụng, sưng cổ. Nghĩ chắc không sống được nên tôi bán hết cho thương lái với giá 9 triệu đồng. Không còn trâu, vụ mùa tới gia đình tôi chưa biết sẽ làm ruộng bằng cách nào”.

Gian nan tự chống dịch

Để bảo vệ tài sản của gia đình, nhiều người dân xã Pa Vây Sử đã đưa đàn trâu, bò ra khỏi bản bằng cách lùa lên rừng hoặc dưới lán ruộng. Việc đó đã gây khó khăn cho công tác kiểm soát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.

May mắn hơn một số gia đình khác trong xã, gia đình anh Thào A Dư có hai con (một trâu một nghé) ốm gần chết, nhờ được cứu chữa kịp thời nên đến nay vẫn sống. Khi được hỏi về tình hình trâu ốm và cách điều trị, anh Dư cho biết, trâu nhà anh được chăn thả tại ruộng cách nhà hơn 4km, giáp với xã Vàng Ma Chải.

Khi nghe thông tin bên xã Vàng Ma Chải có trâu bò chết, anh xuống tìm thì trâu nhà đã xù lông, cổ sưng to. Đi được nửa đường thì trâu kiệt sức, thấy vậy anh dựng mái che, đốt lửa sưởi ấm cho trâu rồi anh dùng ống nứa đổ thức ăn vào mồm, sau đó lên rừng kiếm thuốc nam bó vào cổ trâu để chữa trị. Đến nay hai con trâu của gia đình anh đã khỏe trở lại

Ngay sau khi nhận được thông tin từ các cơ quan tuyên truyền, ngày 5-12 Chi cục Thú y tỉnh đã cùng với cán bộ thú y huyện xuống địa bàn kiểm tra, xác minh nắm bắt tình hình dịch bệnh để tìm phương án chữa trị cho đàn trâu, bò đã mắc bệnh. Cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân do các bệnh tụ huyết trùng, nội khoa và ảnh hưởng của môi trường, thời tiết gây ra.

Ông Đặng Xuân Hào – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu cho biết: “Do địa bàn các xã xa trung tâm huyện, chưa có điểm cung ứng thuốc thú y nên khi xảy ra hiện tượng gia súc chết trong thời gian ngắn cơ quan thú y huyện không thể có mặt cứu chữa kịp thời. Chúng tôi khuyến cáo người dân đưa đàn gia súc về chuồng tại nhà để thuận lợi cho việc theo dõi; Khi trâu, bò chết chưa rõ nguyên nhân thì không được giết mổ hoặc bán cho các thương lái”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem