Có nhiều người phụ nữ vẫn tin rằng khi mang thai, nhất định phải ăn nhiều thì con sinh ra mới nặng ký, khỏe mạnh được. Thế nên, họ “ăn cho 2 người” và chỉ trong 9 tháng mang thai, số cân nặng tăng liên tục từ 10-20 ký.
Nghiên cứu trong số 900 phụ nữ, những phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai có khả năng đứa bé sinh ra sẽ kháng insulin, một loại chất có trong bệnh tiểu đường type 2. Trẻ khi đến 7 tuổi sẽ dễ bị thừa cân, huyết áp cao, khiến chúng có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ sau này.
Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Y học Diabetologia, Anh. Nghiên cứu mới được thực hiện bởi một trường Đại học ở Hồng Kông và Trung Quốc cũng khẳng định, việc ăn kiêng khi mang thai không hề đơn giản, bởi vì thai nhi nếu nhẹ cân sẽ đi kèm với những rủi ro không mong muốn.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa tăng cân trong thai kỳ và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ bệnh tim ở trẻ 7 tuổi. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng cho cả việc phòng ngừa và điều trị. Do đó cần có sự nhận thức và theo dõi việc tăng cân tốt hơn trong thời kỳ mang thai."
Nghiên cứu trước đây trên 1,3 triệu phụ nữ mang thai trên toàn thế giới phát hiện ra rằng, 47% phụ nữ tăng cân quá mức cho phép, 23% tăng cân ít và chỉ 30% đáp ứng được yêu cầu cho phép.
Những phát hiện mới xuất hiện sau khi các bác sĩ báo cáo sự gia tăng bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện ở trẻ dưới 8 tuổi. 20 năm trước, tình trạng này chưa từng xảy ra ở trẻ em.
Mandy Forrester, người đứng đầu tại Royal College of Midwives cho biết: “Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường nghe những lời khuyên về việc quản lý cân nặng từ các y bác sĩ. Đặc biệt là từ các nữ hộ sinh, thế nên họ cần được đào tạo đúng đắn để có thể cung cấp những kiến thức khoa học và đầy đủ cho các sản phụ".
Cơ hội mang thai 3 là rất hiếm, thông thường để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bác sĩ thường khuyên nên bỏ một...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.