Trích đoạn Tam quốc diễn nghĩa: Uống rượu luận anh hùng, Tào Tháo lật tẩy bộ mặt thật của Lưu Bị

Anh Văn Thứ ba, ngày 20/04/2021 21:02 PM (GMT+7)
Trích Tam quốc diễn nghĩa "Uống rượu luận anh hùng" đã ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Diễn biến đoạn trích như thế nào, điều gì hấp dẫn. Mời các bạn xem lại đoạn trích "Uống rượu luận anh hùng".
Bình luận 0

Đoạn trích này nam ở hồi thứ 21 của Tam quốc diễn nghĩa. Nội dung kể về bữa rượu Tào Tháo đãi Lưu Bị trong thời gian ba anh em Lưu – Quan – Trương tạm thời nương náu trên đất Ngụy để chờ thời cơ ra đi mưu nghiệp lớn. Đề tài của hai người trong bữa rượu là bàn luận về anh hùng và mục đích của Tào Tháo là thăm dò và thử thách Lưu Bị. Hiểu rõ ý đồ đó nên Lưu Bị đã khôn khéo đánh lạc hướng, khiến Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa. Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu phần nào quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo và sự sáng suốt cùng tính cách khôn ngoan, thận trọng của Lưu Bị.

Clip: Trích đoạn tam quốc diễn nghĩa, uống rượu luận anh hùng

Uống rượu luận anh hùng, Tào Tháo lật tẩy bộ mặt thật của Lưu Bị

Nguyên nhân dẫn đến chuyện luận anh hùng lại là cơn mưa to sắp kéo đến. Khi quân hầu bẩm là có vòi rồng lấy nước, Tào Tháo và Lưu Bị cùng ngắm xem. Nhân đà, Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa của rồng. Đây không phải là chuyện vô cớ mà sâu xa là một điều ám chỉ, một sự thăm dò. Sự biến hóa của rồng là sự biến hóa của Lưu Bị hay của Tào Tháo? Tào Tháo vốn là một thi sĩ rất giỏi thơ văn nên khi ông ta nói về sự biến hóa của rồng thật hay và nhiều ngụ ý: Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.

Trích đoạn tam quốc diễn nghĩa: Uống rượu luận anh hùng, Tào Tháo lật tẩy bộ mặt thật của Lưu Bị - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.

Tào Tháo vốn đa mưu túc kế nên đã chủ động lái câu chuyện sang một hướng khác có vẻ tự nhiên nhưng thực ra là cố ý đưa Lưu Bị vào tình thế khó xử: Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe. Lời lẽ ấy, giọng điệu ấy là lời lẽ, giọng điệu của kẻ đang nắm quyền chủ động, đang đắc ý gặp thời nên không khỏi huênh hoang, dương dương tự đắc. Đối lại, Huyền Đức vẫn một mực khiêm nhường: Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng… Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết.

Tào Tháo vẫn gặng: Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ? Đên đây thì Lưu Bị không thể thoái thác, đành đưa ra một vài người như:…..

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong khi các nhân vật mà Lưu Bị nêu ra đang có hàng vạn binh giỏi, ngựa tốt, có nhiều tướng lĩnh xuất sắc và đang hùng cứ một phương. Thế nhưng Tào Tháo đã chỉ ra cái yếu, cái tầm thường cùng sự bại vong của họ. Tầm nhìn của Tào Tháo là tầm nhìn chiến lược sâu sắc. Khi cái thế chân vạc "Ngụy – Thục – Ngô" chưa hình thành mà Tào Tháo với mưu cao, chí lớn đã đưa ra những dự báo tài tình, điều đó cũng thể hiện cuộc đấu trí của Lưu Bị với Tào Tháo gay go đến nhường nào.

Trích đoạn tam quốc diễn nghĩa: Uống rượu luận anh hùng, Tào Tháo lật tẩy bộ mặt thật của Lưu Bị - Ảnh 3.

Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.

Lưu bị lấy rất nhiều dẫn chứng cốt để Tào Tháo chừa mình ra và bớt nghi ngờ, nhưng Tào Tháo vốn sáng suốt và sắc sảo, hắn không dễ gì buông tha Lưu Bị. Lúc Lưu Bị vờ làm ra vẻ thật thà: Ngoài những người ấy ra, Bị thực không còn biết ai nữa; thì Tào Tháo đột ngột nói thẳng quan điểm của mình không hề che đậy: Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia.

Những tưởng Tào Tháo có ý ngầm khẳng định chỉ có một mình hắn xứng là anh hùng trong thiên hạ nên Lưu Bị đã bớt lo, chỉ hỏi thêm một câu đưa đẩy: Ai có thể xứng đáng được như thế ? Nào ngờ một tình huống đầy kịch tính bất ngờ xảy ra khi Tháo lấy tay trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình nói rằng: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chí có sứ quân và Tào Tháo mà thôi. Thật là bất ngờ cho Lưu Bị khi nghe Tào Tháo trả lời không hề úp mở. Câu nói của Tào Tháo còn ẩn chứa cả sự ngấm ngầm đe dọa của một kẻ có uy quyền và đầy tham vọng.

Lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của Tào Tháo khiến cho Huyền Đức nghe mới giật nảy mình, bất giác thìa, đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất.

Lưu Bị vốn là một người bình tĩnh, khôn ngoan, song khi bị đặt vào tình huống quá hiểm nghèo và trước sức ép liên tục của Tào Tháo thì việc giữ được bình tĩnh hoàn toàn không dễ. Không phải ngẫu nhiên tác giả đã để cho Lưu Bị hai lần giật mình, hơn nữa còn giật mình mạnh đến nỗi bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất. Tuy nhiên, trước sau Lưu Bị vẫn làm chủ được tình thế, từ việc làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun xới tưới tắm, từ chỗ tái mặt đến trấn tĩnh, từ chỗ đánh rơi thìa, đũa đến ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa, đặc biệt là còn đủ tỉnh táo để dẫn một câu trong sách Luận ngữ của Khổng Tử để biện hộ cho việc đánh rơi thìa, đũa của mình.

Lời thoại của nhân vật nào bộc lộ rõ tính cách của nhân vật ấy: Tào Tháo sắc sảo, gian hùng, từng trải, nhưng bộc lộ hết ra ngoài. Còn Lưu Bị thì thông minh, sáng suốt, bình tĩnh và từng trải không kém. Ông che giấu khéo đến mức làm cho Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa và sau đó ông vẫn tiếp tục âm thầm lo gây dựng sự nghiệp lớn lao. Lưu Bị chính là rồng đang ẩn trong mây vậy!


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem