Nông dân thấy rõ lợi íchÔng Nguyễn Ngọc Hải có 2ha trồng lúa cao sản ở huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ cho rằng, cánh đồng liên kết là một mô hình ưu việt vì chỉ có liên kết tập thể, liên kết ngang với nông dân thì DN mới thu mua dễ dàng những chủng loại gạo cần cho xuất khẩu với số lượng lớn, chất lượng đồng đều.
Việc tham gia cánh đồng liên kết, cánh đồng mẫu lớn với nông dân cũng giúp DN dễ dàng hơn trong việc đầu tư cho một giống lúa nào đó mà thế giới ưa chuộng để xây dựng thương hiệu lúa gạo. “Mua qua thương lái thì họ thường pha trộn nên chất lượng gạo không đồng đều, DN không thể truy xuất nguồn gốc, khó cho việc đăng ký thương hiệu” – ông Hải phân tích.
Về phía nông dân cũng có được nhiều lợi ích khi tham gia cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết. Chị Lê Thị Thu Hằng ở Châu Phú, Đồng Tháp cho biết, chi phí sản xuất khi tham gia cánh đồng lớn hay cánh đồng liên kết giảm hơn từ 2,5 – 3 triệu đồng/ha so với việc gia đình tự làm. Do nông dân được DN đầu tư giống lúa tốt, năng suất cao; cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá gốc; việc sử dụng cơ giới hóa trong cải tạo đất hay thu hoạch cũng thuận lợi và giá rẻ hơn, giảm được thất thoát sau thu hoạch. Chưa kể là giá lúa DN thu mua luôn bằng hoặc cao hơn thị trường từ 100 – 250 đồng/kg. Chính vì thế nông dân khá hăng hái khi tham gia mô hình này.
Nông dân hăng hái tham gia cánh đồng lớn trong khi doanh nghiệp thì ngán ngại.
“Thú thật thời gian gần đây xuất khẩu khó khăn, giá cả bấp bênh, nông dân chúng tôi cũng chỉ mong có được DN bao tiêu để có đầu ra ổn định. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ khó khăn với DN, chỉ cần lãi 10 – 15% cũng được chứ không cần 30% như Chính phủ đặt ra” – ông Huỳnh Văn Sơn, nông dân trồng lúa ở Thạnh Hóa, Long An khẳng định.
Doanh nghiệp loCùng với động thái từ Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng vừa ký ban hành Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. Bộ NNPTNT cho rằng trong tình hình xuất khẩu khó khăn như hiện nay, việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa nông dân và DN trong cây lúa hay những cây, con khác sẽ giúp những nông hộ nhỏ lẻ, địa phương và DN nhận thức được sức mạnh tập thể, ý thức được trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm chung của cộng đồng. Từ đó góp phần giữ gìn uy tín thương hiệu và không ngừng cải tiến trong sản xuất để giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất để có thể cạnh tranh với các nước, vươn ra thị trường thế giới.
Bộ NNPTNT đang soạn dự thảo đưa ra mức hỗ trợ cho DN xây dựng đồng ruộng 15 triệu đồng/ha, hỗ trợ xây dựng đường giao thông, nguồn nước tưới hoặc hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng...
|
Trong khi đó, phía các DN xuất khẩu gạo lại thấy mình như đang bị “ép” để làm. Bởi trong những lần trả lời báo chí trước đây, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong từng thẳng thắn đặt câu hỏi ngược lại là tại sao DN xuất khẩu gạo phải lo vùng nguyên liệu? Các DN đi bán thuốc trừ sâu, phân bón khi có vùng nguyên liệu thì người ta có lợi quá vì họ bán thuốc, bán phân còn DN xuất khẩu gạo lấy gì mà bán? Trong Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cũng không nêu yêu cầu này. Có thể yêu cầu các DN xuất khẩu gạo đặt hàng và ký hợp đồng mua gạo ở các hợp tác xã hoặc các tổ chức nào đó. Và khi DN đặt hàng mà không mua thì cần phải xử lý theo đúng hợp đồng.
Ông Lâm Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Thịnh Phát (Bến Tre) cũng lo âu không kém trước yêu cầu này của Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT: “Chúng tôi hiện lo kiếm tiền để mua lúa gạo xuất khẩu đã khốn khổ rồi, lấy tiền đâu mua giống, thuê đất, kỹ sư,… đến chăm sóc lúa. Đây lại không phải là chuyên môn của chúng tôi. Không thể bắt chúng tôi làm ngay được mà phải có lộ trình thực hiện”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Chúng tôi đã xác định đây là nhiệm vụ nặng nề nên cần có lộ trình cụ thể để DN thực hiện. Bên cạnh đó cũng sẽ có những ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước cho các DN xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa, chứ không phải chỉ có chế tài”.
Ngọc Minh (Ngọc Minh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.