Quản Trọng là người đã giúp kinh tế của triều đại này phát triển vượt trội. Nhưng ít ai biết rằng, một trong những "bí quyết" giúp nước Tề "ăn nên làm ra" lại là chính sách… mở kỹ viện.
Không ai ngờ rằng triều đình phong kiến Trung Quốc "làm ăn phát đạt" nhờ. Ảnh minh họa.
Triều đình phát triển kinh tế... nhờ kỹ nữ
Kỹ nữ được xem là một nghề trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nghề ấy gồm ba hoạt động: ca hát hoặc kể chuyện cho khách nghe, phục vụ rượu cho khách uống, ôm ấp khách và bán dâm cho khách nếu hai bên cùng muốn.
Sinh thời, Quản Trọng quan niệm rằng muốn trị quốc trước hết phải làm cho dân giàu, bởi cuộc sống của bách tính được cải thiện thì thực lực của quốc gia mới được đề cao.
Quản Trọng (Quản Di Ngô) bèn tổ chức trên 700 nhà chứa cho gái bán rượu và bán dâm, lấy nguồn lợi nhuận đó tân trang binh lực.
Các cô kỹ nữ luôn là những người được đào tạo một cách rất bài bản từ cầm, kỳ, thi, họa cho tới cả cách làm sao để giữ chân được khách hàng.
Nhiều ghi chép nói rằng, giới kỹ nữ Trung Quốc xưa thường truyền tai nhau về 9 chiêu để lôi kéo khách hàng, được gọi là “Cửu tuyệt”, bao gồm: Bấm, đánh, véo, đấm, cắn, khóc, chết, hoàn lương và chạy trốn.
"Buôn phấn bán hương" vì lợi ích
Theo Quản Trọng, bố trí những "nhà thổ" này mang lại không ít những lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước.
Thứ nhất: Kiếm tiền cho ngân khố quốc gia từ tiền thu được của kỹ nữ bằng cách bồi dưỡng và huấn luyện ca kỹ, để tầng lớp này làm việc trong nước hoặc "phân phối" sang các nước láng giềng, chư hầu, lợi dụng họ để thu về "lợi nhuận" kinh tế hoặc "phi kinh tế" (thông tin).
Thứ hai: Giải quyết những nhu cầu và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.
Thời bấy giờ, rất nhiều đàn ông Tề quốc không có điều kiện cưới vợ, cũng không có nơi để "giải quyết nhu cầu sinh lý". Trong khi đó, Tề Hoàn công liên tục tổ chức các cuộc chinh chiến, thu về một số lượng lớn chiến lợi phẩm là các nữ nô lệ.
Thứ ba: Mời chào các du sĩ, chiêu mộ nhân tài, dùng người đẹp để giữ chân người cũ, lôi kéo người mới.
Sau này, chính sách mở kỹ viện cũng được nhiều quốc gia noi theo, thậm chí trở thành một ngành nghề trong xã hội Trung Hoa cổ đại. Quản Trọng cũng vì vậy mà tôn sùng là... "tổ nghề" của nghề kỹ nữ.
H.T.H.T (Khoevadep)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.