Trồng cây ăn trái
-
Nhiều nông dân trồng cây ăn trái vùng ven sân bay Long Thành (Đồng Nai) cho biết bụi tấn công mạnh từ thời điểm cây sầu riêng, chôm chôm đơm hoa kết trái dẫn đến cây khó đậu trái, trái non đã trên 50 ngày tuổi vẫn rụng đầy gốc, nguy cơ mất mùa.
-
Ít ai ngờ rằng, ngay giữa cánh đồng lúa, khoai của ấp Thái Thịnh, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) lại mọc lên một vườn cây ăn trái rộng thênh thang, xanh ngút ngàn. Trong vườn, trồng hạnh, mít Thái đều sai trái, thương lái thích đến mua.
-
Xây dựng được vùng nguyên liệu nông, lâm sản sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị, đồng thời minh bạch hóa quy trình sản xuất và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến và tiêu thụ... Trong đó, có vai trò kết nối, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật của lực lượng khuyến nông.
-
Hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra gay gắt, do đó đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Trước thực trạng nêu trên, hiện các nhà vườn trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để ứng phó với hạn, mặn...
-
Ở vùng cao Sơn La giờ đây có những vùng đất chuyên canh nhiều loại trái cây, như mít, chuối, táo đại, mận…Nhờ những loại cây này mà cuộc sống của bà con nơi đây đã thêm ấm no, hạnh phúc.
-
Trồng xen canh nhiều loại cây ăn trái trên cùng diện tích là cách trồng trọt thông minh hiện nay đang được nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang ứng dụng nhằm tăng giá trị sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
-
Tham gia phong trào xây dựng vườn mẫu, nông dân huyện Cát Tiên, Lâm Đồng đã tích cực chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, vườn tạp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
-
Cải tạo đất qua từng mùa vụ giúp vườn cây ăn trái năng suất hơn, ít nấm bệnh hơn. Ít chi phí phân bón đầu vào, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm đi rất đáng kể.
-
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 30 km, “cơ ngơi” của anh Nguyễn Đức Thành ở huyện Cư M’Gar gồm căn nhà nhỏ và 3 ha cây ăn trái đặc sản, 6 ao nuôi tôm càng xanh và các loại cá. Năm 2020, tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh khoảng 700 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 45%.
-
Nằm sâu trong thôn Đắk Quoeng, xã Quảng Tân (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), gia đình bà Nguyễn Thị Hiền đã tạo được một “miệt vườn” cây ăn trái độc đáo. Với đủ loại cây trái như sầu riêng, chôm chôm Thái, măng cụt, bưởi Năm Roi, dừa xiêm… đã giúp gia đình bà vừa có nguồn thực phẩm sạch hằng ngày, vừa có nguồn thu nhập cao.