Trồng chanh leo
-
Niên vụ năm nay, giá chanh leo ở Sơn La luôn giữ ở mức ổn định trên 20.000 đồng/kg. Mặc dù hiện đã vào thời điểm cuối vụ, song việc mua bán chanh leo ở các huyện Vân Hồ, Mộc Châu vẫn diễn ra vô cùng sôi động.
-
Từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) hỗ trợ 1 tỷ đồng, HTX Hòa Cường đã khai phát đất đồi để trồng chanh leo. Sau gần 1 năm, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dẫn vùng biên nâng cao thu nhập.
-
Thời gian qua, Hội ND huyện Kbang (Gia Lai) đã giúp hàng trăm lượt hội viên trên địa bàn có thêm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo và tiến tới làm giàu thông qua giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).
-
Từ khi "bén duyên" với các triền núi đất, cây canh leo được đồng bào gọi là "ngọc xanh". Chị Hoàng Thị Diên, dân tộc Thái sinh sống tại bản Phát (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng 1.7ha chanh leo, mỗi năm lãi gần nửa tỷ đồng.
-
Nơi heo hút với những sườn núi toàn những đá là đá, Tráng A Cao-1 anh chàng người Mông đã tìm ra 1 loại cây ăn quả mới cho thu rất nhiều tiền. Đó là cây chanh leo. Vườn chanh leo 5ha cho quả chi chít ngỡ như vườn treo những quả ngọc xanh trên sườn núi của Trang A Cao ai lạc bước vào thăm cũng đều khen nức nở...Nhiều người gọi đây là vườn treo "ngọc xanh" tiền tỷ...
-
Trong khi nhiều thanh niên “ly hương” tìm cơ hội đổi đời thì chàng trai Lò Thanh Xiến (bản Kiểng, xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) vẫn nuôi khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Mong ước của anh là từ mô hình và kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp bà con trong xã thoát nghèo.
-
Mới trồng chanh leo vụ đầu tiên nhưng chị Nguyễn Thị Tú, bản Nam Tiến (xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã có doanh thu 800 triệu/năm. Sau khi trừ chi phí, chị Tú lãi ngót nghét 200 triệu đồng.
-
Mấy năm gần đây, người Mông ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã không ngừng mở rộng diện tích trồng chanh leo. Khác với cây mơ, cây mận, cây chanh leo đã giúp bà con có thu nhập cao. Cây chanh leo phát triển tốt, mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo cho bà con người Mông.
-
Là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi nhốt đại gia súc ở Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La; cũng là người đầu tiên xây dựng cơ sở chiết xuất tinh dầu từ cây, cỏ của núi rừng quê hương, ông Lò Xuân Hồ mong muốn việc làm của mình sẽ góp phần thay đổi tập quán sản xuất của người dân.
-
Trái chanh leo tươi của Việt Nam đã có mặt trên các kệ hàng ở châu Âu vào những ngày cuối cùng của năm 2017. Có được thành quả này, trái chanh leo đã phải vượt qua 734 chỉ số kiểm tra - được xem là những “cửa ải” bắt buộc để cấp giấy phép cho chanh leo đi châu Âu.