Trồng hoa lan đột biến gì mà cây cao quá đầu người tuôn hoa như suối, ông nông dân Bến Tre đổi đời?

UB MTTQ huyện Ba Tri (Cổng TTĐT huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) Thứ hai, ngày 28/02/2022 17:32 PM (GMT+7)
Hoa lan Mai Văn Tiến, sinh năm 1984 ở ấp An Phú 2, xã An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) trồng chủ yếu là giống hoa lan Dendro Nắng và hoa lan đột biến Dendro Hổ mang chớp số 1. Hoa lan của anh đều phát triển tốt, lan trổ bông nhiều, đẹp, trổ bông quanh năm.
Bình luận 0

Nghề trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng, trong đó có trồng hoa lan ở huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) có bước phát triển. Người dân mạnh dạn đầu tư trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng và nhiều người có thu nhập khá từ nghề này. 

Điển hình như anh Mai Văn Tiến, sinh năm 1984 ở ấp An Phú 2, xã An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), Ủy viên Ban chấp hành Chi hội hoa lan của huyện.

Trồng hoa lan đột biến gì mà cây cao quá đầu người tuôn hoa như suối, ông nông dân Bến Tre đổi đời? - Ảnh 1.

Anh Mai Văn Tiến, sinh năm 1984 ở ấp An Phú 2, xã An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) đang chăm sóc vườn hoa lan, trong đó chủ yếu trồng giống hoa lan Dendro Nắng và hoa lan đột biến Dendro Hổ mang chớp số 1

Với lòng đam mê sinh vật cảnh, năm 1999 tranh thủ thời gian nhàn rỗi anh trồng vài chậu hoa lan chủ yếu để trang trí trong gia đình và thư giãn sau những giờ lao động. 

Trong quá trình chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng đã thành những sản phẩm chậu lan, giò lan đẹp và được khách hàng đến mua với giá cao.

Từ đây, anh quyết định sử dụng gần 500 m2 đất quanh nhà đầu tư trồng hoa lan với số lượng nhiều để kinh doanh tạo thêm thu nhập cho gia đình. 

Hoa lan anh trồng chủ yếu là giống lan Dendro Nắng và hoa lan đột biến Dendro Hổ mang chớp số 1. Với lòng đam mê, không ngừng học hỏi kinh nghiệm để áp dụng trong việc chăm sóc nên hoa của anh đều phát triển tốt, lan trổ bông nhiều, đẹp, quanh năm.

Với mong muốn được học hỏi kinh nghiệm sinh vật cảnh, năm 2011, anh tham gia vào Chi hội hoa lan huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).

Đến năm 2018, anh được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Chi hội hoa lan của huyện. Với nhiệm vụ được giao, anh cùng Ban chấp hành xây dựng tổ chức, vận động người dân tham gia vào Hội, qua đó có điều kiện truyền đạt kiến thức để cùng thực hiện, đưa phong trào sinh vật cảnh của địa phương không ngừng phát triển.

Trong năm qua, anh bán ra thị trường hơn 1.000 chậu lan sản phẩm sau khi trừ chi phí còn lãi trên 120 triệu đồng. Nhờ trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng mà anh Mai Văn Tiến có thu nhập khá.

Chủ tịch Hội sinh vật cảnh huyện Ba Tri Nguyễn Văn Phước cho biết: “Anh Mai Văn Tiến là người rất đam mê sinh vật cảnh, luôn tìm tòi học học kinh nghiệm, nghiên cứu kiến thức về sinh vật cảnh để áp dụng vào trồng trọt nhằm mang lại hiệu quả. 

Từ đó anh đã thành công với việc trồng hoa kiểng. Không chỉ thế, khi tham gia vào hội, anh đã tích cực xây dựng tổ chức, đưa phong trào sinh vật cảnh ở địa phương không ngừng phát triển. 

"Sắp tới Hội chúng tôi sẽ tuyên truyền về tấm gương của anh Mai Văn Tiến cho cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn huyện biết để tích cực làm theo. Qua đó ngày có nhiều người đầu tư trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng, tạo thu nhập cho gia đình, đồng thời đưa phong trào của Hội ngày càng phát triển, góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.

Việc trồng cây cảnh, trồng hoa kiểng, cụ thể là trồng hoa lan Dendro Nắng và hoa lan đột biến Dendro Hổ mang chớp số 1 của anh Mai Văn Tiến tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn sinh vật cảnh của người dân. 

Mô hình trồng hoa lan, trong đó có hoa lan Dendro Nắng và hoa lan đột biến Dendro Hổ mang chớp số 1 góp phần tạo nên vẻ đẹp, ý nghĩa của mùa xuân, đồng thời mang lại thu nhập không nhỏ cho gia đình mà còn là điển hình để cán bộ, hội viên hội sinh vật cảnh của huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) học tập và theo theo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem