Chi phí đầu tư giảm, năng suất cao
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Hợp tác xã Nông nghiệp Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường vừa tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ mô hình cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng phân bón NPK Lâm Thao trên giống lúa thuần Thiên ưu 8, vụ xuân năm 2018.
Mô hình được triển khai trên diện tích 100ha thuộc xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường. Toàn bộ diện tích trên được trồng giống lúa Thiên ưu 8 và sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín, đồng thời tất cả các khâu sản xuất đều sử dụng máy móc.
Quy trình bón phân được thực hiện khép kín theo khuyến cáo của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để so sánh với cách sử dụng phân đơn hiện nay. Trong suốt quá trình thực hiện, các cán bộ kỹ thuật của công ty đã kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện đã tập huấn trực tiếp kỹ thuật thâm canh như ngâm, ủ, gieo cấy, làm cỏ sục bùn, phòng trừ sâu bệnh và theo dõi trực tiếp diễn biến cây lúa trên ruộng cho các hộ tham gia mô hình.
Qua quá trình triển khai cho thấy, với phương pháp làm mạ khay, cấy máy với mật độ hợp lý nên cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe, đẻ nhánh nhiều, tập trung, độ đồng đều cao, cây lúa quang hợp được tối đa, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ. Đồng thời, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giúp giải quyết vấn đề thời vụ, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Nông dân xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đưa cơ giới hóa đồng bộ trên cây lúa vụ xuân 2018. Ảnh: T.H
Ông Phạm Đức Thành chia sẻ thêm, để mua được các loại phân bón Lâm Thao chính hãng, bà con nên mua ở các cửa hàng nằm trong hệ thống của nhà phân phối phân bón Lâm Thao ở các tỉnh thành. Bà con cũng cần ghi nhớ một vài đặc điểm nhận dạng đặc trưng của phân bón Lâm Thao để tránh mua phải phân giả. Theo đó, các sản phẩm phân bón của Lâm Thao được đóng bao định lượng 25kg hoặc 50kg, bên ngoài ghi rõ là sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với hình ảnh 3 nhành lá cọ xanh đặc trưng.
Riêng các sản phẩm NPK-S được vê viên tạo hạt và sấy khô, có độ cứng nhất định và chỉ có một màu: NPK-S*M1 5.10.3-8 màu xám (bà con hay gọi là màu lông chuột); NPK-S*M1 12.5.10-14 có màu nâu đỏ. Đặc biệt, các loại phân bón NPK-S của Lâm Thao ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali, còn được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
|
Số dảnh tối đa trung bình/khóm cao hơn so với cấy tay 10%, lúa cứng cây, mật độ được điều chỉnh 23 khóm/m2 nên lúa cứng cây, quần thể ruộng thông thoáng, hạn chế sự gây hại của các đối tượng như rầy nâu, bệnh khô vằn.
Đặc biệt, sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín giúp cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tối đa, cân đối, cây khỏe, tỷ lệ hạt chắc/bông cao.
Từ những yếu tố cấu thành mà năng suất mô hình cơ giới hóa đồng bộ sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín trên giống lúa thuần Thiên ưu 8 vụ xuân 2018 đạt 72,3 - 73,7 tạ/ha, cao hơn 5,1 - 6,5 tạ/ha so với phương pháp cấy truyền thống. Qua hạch toán kinh tế sơ bộ, hiệu quả kinh tế đem lại là 23,08 triệu đồng/ha cao hơn các phương pháp đối chứng.
Đứng trước các thửa ruộng được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín trên giống lúa thuần Thiên ưu 8 ai cũng phấn khởi khi cầm những bông lúa dài, nặng trĩu, hạt tròn mẩy. Chị Hoàng Thị Hoan, xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) cũng có 4 sào ruộng tham gia mô hình này.
Chị Hoan vui vẻ cho biết: “Vụ xuân năm nay là vụ đầu tiên lúa được cấy trên cánh đồng mẫu lớn. Trước kia 4 sào ruộng nằm trên 9 thửa nên việc đưa máy móc vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi công tác dồn điền đổi thửa thực hiện xong, tôi cũng như người dân ở xã Ngũ Kiên rất vui mừng. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi tham gia mô hình này và nhận thấy hiệu quả kinh tế rất cao. Mỗi sào lúa trung bình đạt 2,8 tạ, đồng thời tiết kiệm được công lao động, gia đình rất phấn khởi và sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp này vào sản xuất trong những vụ sau”.
Cũng theo chị Hoan, vụ lúa xuân năm 2018 gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường. Giai đoạn mạ, thời tiết ấm áp nhưng khi cấy gặp đợt không khí lạnh, do vậy thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài. Đến giai đoạn trổ thì xuất hiện nắng nóng xen kẽ mưa ẩm nhiều ngày ảnh hưởng đến tỷ lệ chắc của hạt.
Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của Công ty Lâm Thao và Trạm Khuyến nông huyện trong việc hỗ trợ triển khai đồng bộ cơ giới hóa và bón phân NPK Lâm Thao trên lúa, đến nay chị Hoan đã thu được kết quả hơn cả mong đợi.
Trăn trở tình trạng phân bón giả, nhái
Về băn khoăn của chị Hoan, ông Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) cho biết: “Đó cũng nỗi niềm và trách nhiệm của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Hiện nay, do việc quản lý ngành phân bón còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến hệ quả là trên thị trường tồn tại rất nhiều loại phân bón giả, phân nhái, phân bón kém chất lượng mà phải rất tinh mắt, có kinh nghiệm bà con mới có thể nhận biết được”.
Chị Hoan thổ lộ: “Kết quả mô hình lúa cấy máy sử dụng bón phân NPK cho lúa như thế nào thì mọi người đã nhìn thấy tận mắt rồi, ai cũng phấn khởi. Bao nhiêu năm trồng lúa, nông dân chúng tôi chỉ trăn trở một điều là làm sao cùng bấy nhiêu tiền bỏ ra, chúng tôi có thể mua được phân bón thật nhất, tốt nhất”.
Ông Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc thì cho biết, qua đánh giá, mô hình cơ giới hóa đồng bộ sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín trên giống lúa thuần Thiên ưu 8 có tính khả thi cao. Thời gian tới, Sở NNPTNT tỉnh đề nghị Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tiếp tục hợp tác với địa phương xây dựng mô hình liên kết “4 nhà” nhằm hình thành các vùng sản xuất lúa gạo tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao.
"Hàng năm công ty cung ứng hàng triệu tấn phân bón cho khắp cả nước. Đồng thời, công ty còn đến từng thôn, xóm, tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao; hỗ trợ hàng trăm mô hình trình diễn phân bón khép kín trên nhiều loại cây trồng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả bón phân. Vì vậy, phân bón Lâm Thao đã khẳng định được vị thế, thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trên khắp cả nước nói chung”.
Ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.