Trồng xen canh rau với sầu riêng, mít Thái kiểu gì mà dân Hậu Giang nhanh có tiền, vườn đẹp như phim?

Nguyễn Thị Cẩm Nhung (Cổng TTĐT TTKN Hậu Giang) Thứ sáu, ngày 02/02/2024 09:10 AM (GMT+7)
Mô hình trồng xen canh mít Thái, rau màu lấy ngắn nuôi dài của chị Nguyễn Thị Kim Liên, nông dân ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã đem lại hiệu quả kinh tế tốt, thu nhập tốt cho gia đình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương.
Bình luận 0

Trồng cây ăn trái kết hợp trong vườn trồng rau màu (mô hình xen canh) hiện nay đang là xu hướng tất yếu, nhằm gia tăng giá trị sản xuất và hạn chế tối đa rủi ro khi giá cả thị trường không ổn định. 

Nắm bắt được thị hiếu đó, người trồng đã ứng dụng phương pháp trồng xen rau màu trong vườn cây ăn trái để lấy ngắn nuôi dài trong khi chờ cây ăn trái ra quả. 

Trồng xen canh rau với sầu riêng, mít Thái kiểu gì mà dân Hậu Giang nhanh có tiền, vườn đẹp như phim?- Ảnh 1.

Mô hình trồng xen canh rau màu (trồng khổ qua, trồng đậu cove leo, trồng bầu canh) với cây ăn trái đặc sản (trồng mít Thái, trồng sầu riêng) của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên, nông dân ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Vườn trồng xen canh đẹp như phim.

Tầng trên là những cây mít Thái, cây sầu riêng đang tuổi kiến thiết, tầng dưới là trồng đậu cove, khổ qua, bầu,…

Những loại rau, củ, quả này được thu hoạch luân phiên lấy ngắn nuôi dài, lấy cây rau nuôi vườn cây ăn trái đặc sản là cách làm của một nông dân ở xã Phú Hữu huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.

Mô hình trồng xen canh lấy ngắn nuôi dài giúp nông dân có thu nhập khá để chờ cây ăn trái cho thu hoạch.

Chị Nguyễn Thị Kim Liên, nông dân ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang chia sẽ: Cây mít Thái, cây sầu riêng được trồng theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.

Khi mít Thái, sầu riêng cây còn nhỏ, tán khá hẹp, rễ ăn cũng chưa rộng, hoàn toàn có thể trồng các loại rau màu ngắn ngày xen trong vườn. 

Khi trồng rau màu chỉ cần chú ý tránh vùng quanh gốc cây ăn trái là đủ, ngoài ra, gieo hạt, trồng tỉa như bình thường.

Theo chị Liên, cây đậu cove, khổ qua, dây bầu trồng khoảng 2 tháng là có thu hoạch bán được tiền.

Những cây trồng ngắn ngày đã mang lại thu nhập khá tốt cho gia đình, trung bình 1 năm, chị Liên trồng từ 4 - 6 vụ rau màu các loại, các loại cây rau màu được luân canh, xen kẽ với nhau. 

Theo tính toán của chị Liên, trồng rau xen canh vườn cây ăn trái đặc sản giai đoạn kiến thiết vẫn đảm bảo năng suất cao.

Trên diện tích 2 ha đất vườn trồng xen rau màu với các loại cây ăn trái đặc sản, gia đình chị vẫn thu được 50 - 60 triệu đồng/năm, sau khi trừ hết chi phí. 

Đây là nguồn thu nhập tốt để gia đình sinh hoạt cũng như có điều kiện chăm sóc vườn cây ăn trái đặc sản chờ đến ngày ra quả.

Trồng xen canh rau với sầu riêng, mít Thái kiểu gì mà dân Hậu Giang nhanh có tiền, vườn đẹp như phim?- Ảnh 4.

Giàn đậu cove leo trồng xen canh cây ăn trái đặc sản như mít Thái, sầu riêng của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên, nông dân ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Trồng xen canh rau với sầu riêng, mít Thái kiểu gì mà dân Hậu Giang nhanh có tiền, vườn đẹp như phim?- Ảnh 5.

Ảnh: Cây đậu cove, khổ qua trồng xen trong vườn cây ăn trái của chị Liên

Giàn khổ qua, đậu cove leo trồng xen canh cây ăn trái đặc sản như mít Thái, sầu riêng của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên, nông dân ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Ngoài ra, trồng rau màu xen vườn cây ăn trái còn có thêm cái lợi là cây rau được chăm hàng ngày và cây ăn trái hưởng lợi theo từ nước tưới, phân bón dư thừa từ cây rau. 

Không chỉ tiện chăm sóc, phụ phẩm từ rau màu được xử lý vùi xuống đất làm phân bón cho cây ăn trái, khiến đất tơi xốp vì được cung cấp lượng chất xanh đáng kể. 

Gốc cây ăn trái đặc sản theo đó cũng được phủ bằng bã cây qua xử lý, giúp hạn chế cỏ dại, tăng độ ẩm, mát bộ rễ.

Mô hình trồng xen cây ăn trái với rau màu thương phẩm của chị Nguyễn Thị Kim Liên hiện là mô hình đã được nhiều bà con áp dụng và đã đem lại hiệu quả kinh tế tốt. 

Phương pháp sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lấy ngắn nuôi dài đã giúp giải quyết khó khăn không có thu nhập trong thời gian dài với người nông dân, là một cách làm độc đáo và có tính ứng dụng cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem