Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết Nhâm Dần 2022

Dân Việt Thứ hai, ngày 31/01/2022 19:00 PM (GMT+7)
Trong thời khắc thiêng liêng chào đón năm mới Nhâm Dần 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chúc mừng năm mới tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.
Bình luận 0

0 giờ 2 phút ngày 1/2 (tức ngày mùng Một Tết Nhâm Dần) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chúc mừng tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta tại nước ngoài.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Trong thời khắc thiêng liêng chào đón năm mới Nhâm Dần 2022, tôi xúc động thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, cùng đồng bào ta ở nước ngoài những tình cảm thân thương, lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

TRỰC TIẾP: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh N.L

Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hòa bình , hữu nghị, phồn vinh và hạnh phúc.

Nhớ lại mùa Xuân Nhâm Ngọ 1942, trên báo Việt Nam Độc Lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Chúc toàn quốc ta trong năm này/Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới/Năm này là năm rất vẻ vang. Lời chúc của Bác nay tròn 80 năm, lịch sử đã sang trang mới nhưng những phẩm chất được hun đúc từ lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, sự bền bỉ, đức hy sinh của nhân dân ta không bao giờ thay đổi.

TRỰC TIẾP: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 2.

Kim đồng hồ tại Bưu điện Hà Nội chỉ thời khắc bước sang năm mới Nhâm Dần 2022. Ảnh Việt Niệm

Theo Chủ tịch nước, năm 2021, trong những thời khắc thử thách nhất, chúng ta đã chứng kiến nhiều hình ảnh đẹp, tấm gương dấn thân vì việc nghĩa, hy sinh vì cộng đồng ở mọi tầng lớp nhân dân: Đó là những bác sỹ, y tá, chiến sỹ, tình nguyện viên không quản ngại nguy hiểm vùng dịch, để lại phía sau gia đình, cha mẹ già, con thơ; đó là những cụ già đã đem hết số tiền tiết kiệm của mình ủng hộ quỹ phòng, chống COVID-19; đó là những cháu thiếu niên, nhi đồng đã vẽ những bức tranh tuyệt đẹp, nhiều bài thơ hay, lá thư thật xúc động, bày tỏ ước mơ, tình cảm với các y bác sỹ, cũng như niềm tin về sức mạnh Việt Nam trong thử thách đại dịch.

TRỰC TIẾP: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 3.

Khoảnh khắc chào đón năm mới của người dân Hà Nội. Ảnh Viết Niệm

Trong giờ phút này, có những người con Việt Nam đang ở tuyến đầu chống dịch; các chiến sĩ ngày đêm giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ biên cương, hải đảo hay những anh chị em ở nhiều ngành nghề tiếp tục miệt mài công việc, không thể đón tết trọn vẹn bên gia đình.

Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng những nỗ lực lao động vì trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đất nước ghi nhớ những hy sinh của đồng bào, đồng chí, trân trọng tấm lòng hướng về Tổ quốc của đồng bào ta ở nước ngoài và sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế.

Chính những thử thách ấy càng tôi luyện thêm cho chúng ta sức mạnh của tinh thần đoàn kết một lòng, của ý chí và lòng kiên định, xứng đáng với phẩm chất anh hùng của cha ông chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử "sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa," trải qua hàng ngàn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước.

"Kính chúc mọi gia đình Việt Nam thân yêu có những ngày Tết vui vẻ, đầm ấm và an toàn. Xin chúc mỗi người dân Việt Nam, đồng bào ta Năm mới Nhâm Dần 2022 bình an, mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc", Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh 4.

Đôi bạn trẻ ở Hà Nội tranh thủ ghi lại bức hình trong thời khắc thiêng liêng. Ảnh Viết Niệm

11 giờ 58 phút: TP.HCM giao thừa không pháo hoa, người dân mong một năm mới bình an, thành phố phát triển

Thời khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ 2021 và năm mới 2022, giống năm trước là không pháo hoa, nhưng đường sá TP.HCM đã nhộn nhịp hơn. Nhiều người ra ngoài đón năm mới hơn. Một năm Covid-19 với quá nhiều khó khăn, nhiều người dân TP.HCM đều cho hay, họ chỉ mong một năm mới thật nhiều bình an, sức khỏe, đại dịch sớm biến mất hẳn để cuộc sống thực sự trở lại bình thường. 

Để Tết mọi người được về quê vui bên gia đình, qua Tết trở lại TP.HCM làm việc, phát triển bản thân và đóng góp cho sự phục hồi, phát triển kinh tế của TP.

Gia đình anh Nguyễn Hồng Quang (ngụ quận 10) sống tại TP.HCM được khoảng 10 năm. Anh cho hay thấu hiểu nỗi lo của người lao động khi làm việc xa quê.

"Tôi chỉ mong năm mới mọi người có nhiều sức khỏe, chắng ai muốn những cảnh không tốt đẹp như năm qua lặp lại. Chúc mọi người vạn sự như ý. TP.HCM đang dần lấy lại sức sống, tôi kỳ vọng TP sẽ sớm phục hồi hoàn toàn, phát triển vượt bậc hơn nữa sau những gì vừa qua", anh Quang nói.

22h00:

TP.HCM: Người dân rời khỏi Đường hoa Nguyễn Huệ sau 22h

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 1.

Càng cận giờ đóng cửa, Đường hoa Nguyễn Huệ vàng đông du khách lui tới. Ảnh: Hồng Phúc

Hiện, Đường hoa Nguyễn Huệ còn rất đông du khách tham quan, thưởng ngoạn, vui chơi đêm giao thừa. Khu vực cổng vào trên đường Lê Lợi rất nhộn nhịp. Tại đây có hai chú hổ được tạo hình dáng "song hổ tương phùng" uy nghi nên được nhiều người chụp ảnh lưu niệm. Do quá đông, nên du khách đều phải xếp hàng chờ đến lượt.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 2.

Không khu vực nào của Đường hoa Nguyễn Huệ thưa khách. Ảnh: Hồng Phúc

Gia đình chị Nguyễn Hồng Lâm (trú quận 1) cho biết năm ngoái, đường hoa vắng hơn rất nhiều. Năm nay, tình hình dịch bệnh đang ổn định hơn nên người dân ra đường vui chơi cũng đông hơn. Để an toàn, gia đình chị luôn đeo khẩu trang, ngay cả khi chụp ảnh.

Cùng thời điểm, lực lượng chức năng đã phải có mặt tại cổng vào Đường hoa Nguyễn Huệ để giải tán bớt du khách, chuẩn bị đóng cửa đường hoa trước giao thừa. Những du khách bên trong sẽ lần lượt ra về ở các cổng phụ.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 3.

Dù vui chơi, người dân vẫn chủ động đeo khẩu trang chụp ảnh để giữ an toàn. Ảnh: Hồng Phúc

Hải Phòng: Hàng nghìn người dân tập trung ở trung tâm đón năm mới

Nhiều người dân Hải Phòng đã đổ về tập trung ở khu vực trung tâm thành phố để chào đón năm mới, tuy nhiên việc này không gây ra tình trạng ùn tắc giao thông như mọi năm.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại khu vực trung tâm TP.Hải Phòng, nơi người dân tập trung nhất vào đêm giao thừa hàng năm, lượng phương tiện lưu thông ít hơn hẳn so với các năm trước.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 4.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 5.

Hàng nghìn người dân tập trung ở trung tâm TP,Hải Phòng để chào đón năm mới.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 6.

Mặc dù vậy lượng người đổ về trung tâm thành phố vẫn ít hơn nhiều so với các năm trước.

Tuy năm nay, Hải Phòng không tổ chức bắn pháo hoa, nhưng tại khu vực nhà hát lớn, dòng xe từ các nơi vẫn đổ về khu vực trung tâm thành phố. Tại đây hiện đã có hàng nghìn người đến chờ đón năm mới và hiện vẫn dòng người vẫn đang tiếp tục đổ về đây ngày càng đông. Ngành chức năng đã huy động lực lượng tập trung tại khu vực này nhằm điều phối xe, giữ gìn an ninh trật tự để người dân yên tâm vui xuân, đón Tết. Lực lượng công an, CSGT thường xuyên đi tuần, nhắc nhở người dân gửi xe đúng vị trí, không để hàng quán lấn chiếm lề đường, cản trở giao thông.

Anh Bùi Tiến Công (trú quận Lê Chân) cho biết đêm giao thừa năm nào, anh cũng cùng vợ và con đến khu vực nhà hát lớn thành phố dạo chơi, chụp ảnh. Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 phức tạp nên gia đình anh chỉ dạo chơi trong thời gian ngắn rồi ra về, chứ không chờ đến giao thừa như những năm trước.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 4.

Lượng phương tiện lưu thông ít hơn các năm trước.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 5.

Để người dân đi lại thông thoáng, lực lượng công an, cảnh sát giao thông thường xuyên đi tuần, chốt trực tại các điểm nóng.

Cũng như anh Công, chị Nguyễn Thu Phương (trú quận Hồng Bàng) cũng đang cùng gia đình tham quan ở bến khu vực nhà Hát lớn. Chị chia sẻ do dịch bệnh nên gia đình hạn chế đi lại. "Gia đình tôi chỉ ở khu vực nhà Hát lớn chụp ảnh lưu niệm vào đêm giao thừa ít phút rồi về, do năm nay thành phố không bắn pháo hoa", chị Phương nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, tất cả người dân vui xuân mới nhưng đều không quên tuân thủ quy tắc 5k.

21h50:

Tối 31/1 (tức 29 Tết), trước thời khắc giao thừa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. 

Tại đây, Tổng Bí thư đã thăm hỏi và mừng tuổi các cụ cao niên, em bé Hà Nội và những công nhân ứng trực dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 9.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 10.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội.

Phát biểu chúc mừng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, năm 2021 là một năm đầy ắp các sự kiện, nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026... Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 rất khó khăn, mọi hoạt động của Thủ đô và đời sống nhân dân đều bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các lĩnh vực của đất nước vẫn có bước phát triển tiến bộ; vị thế, uy tín của đất nước ngày càng lớn mạnh, đúng như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". 

Tổng Bí thư bày tỏ niềm vui khi mỗi năm đến thăm, chúc Tết, lại cảm nhận rõ sự phát triển, đời sống nhân dân ngày càng đi lên của Hà Nội.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tựu, thành tích của Thủ đô trong năm 2021. Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là thành công chung có được nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, sự hưởng ứng của của MTTQ, các đoàn thể và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 11.

Tổng Bí thư mong muốn, trong năm mới 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải phấn đấu làm sao cho xứng đáng với vai trò, vị trí đó, xứng đáng với vai trò là Thủ đô.

Trong lời phát biểu chúc tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh vị thế của Thủ đô: "Hà Nội không chỉ là thành phố, mà còn là "Thành phố Vì hòa bình", "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm", "Thủ đô nghìn năm văn hiến anh hùng", "linh thiêng và hào hoa"... Hà Nội còn là địa phương có dân số đông nhất cả nước, là đảng bộ lớn nhất cả nước với 48 vạn đảng viên...".

Từ đó, Tổng Bí thư mong muốn, trong năm mới 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải phấn đấu làm sao cho xứng đáng với vai trò, vị trí đó, xứng đáng với vai trò là Thủ đô - "đô thị đứng đầu".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần phải nhìn lại thực tiễn công tác năm 2021 để rút ra những bài học kinh nghiệm làm hành trang cho năm mới. Bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, Hà Nội phải có tầm nhìn dài hạn, đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045; lấy những mốc kỷ niệm lớn của TP để xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.

Tổng Bí thư khẳng định, T.Ư luôn kề vai, sát cánh và có trách nhiệm với Thủ đô, vì nhận thức rất rõ vai trò, vị trí của của Thủ đô, chuyện gì xảy ra với Hà Nội thì cũng xảy ra với cả nước.

Đáng chú ý, Tổng Bí thư cho biết, sắp tới, Bộ Chính trị sẽ nghe Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020", trên cơ sở đó, cần thiết sẽ ban hành nghị quyết mới với tinh thần là tạo mọi điều kiện cho Hà Nội phát triển.

Tổng Bí thư tin tưởng, trong năm mới Nhâm Dần 2022, với bề dày truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ vươn lên mạnh mẽ, chiến đấu và giành thắng lợi lớn hơn năm Tân Sửu 2021...

Hà Nội: Giao thông tại khu vực Hồ Gươm "nóng" dần

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, các tuyến đường dẫn vào khu vực Hồ Gươm đang có dấu hiệu ùn ứ. Càng về đêm, lượng người đổ về khu vực trung tâm Hà Nội ngày càng đông. 

Tại các tuyến đường như Hàng Bài, Hàng Khay, ngã tư Tràng Tiền... đều có lực lượng chức năng đứng trực chốt, phân luồng đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 3.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 4.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 5.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 6.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 7.

21h45:

TP.HCM: Chen chân chụp với hổ tại Hội hoa xuân Tao Đàn mong năm mới mạnh như hổ

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 8.

Hội hoa xuân Tao Đàn nhộn nhịp du khách đến chơi trước thời khắc giao thừa. Ảnh: Hồng Phúc

Không chỉ Đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM), Hội hoa xuân Tao Đàn đang diễn ra tại công viên Tao Đàn (quận 1) cũng thu hút đông đúc người dân, du khách đổ về vui chơi trong đêm giao thừa.

Năm nay, Hội hoa xuân Tao Đàn lần đầu tiên không thu phí vé nên người dân càng háo hức. Càng về tối, hội hoa xuân càng nhộn nhịp. Các tiểu cảnh hoa được nhiều du khách thích thú chụp ảnh. Đặc biệt, không gian tại đây cũng rộng rãi hơn so với Đường hoa Nguyễn Huệ.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 9.

Chụp ảnh với linh vật hổ tương ứng năm Nhâm Dần, người dân kỳ vọng năm mới sẽ mạnh như hổ. Ảnh: Hồng Phúc

Chọn công viên Tao Đàn là địa điểm vui chơi đêm giao thừa năm nay, đại gia đình chị Mỹ Lệ (trú quận 3) thích thú chụp ảnh cùng các linh vật hổ năm Nhâm Dần. Chị chia sẻ: “Tôi kỳ vọng, các con trong năm hổ sẽ mạnh khỏe như hổ. Dịch bệnh sớm được kiểm soát để các bé trở lại trường”.

 21h00: 

Đà Nẵng: Hàng quán không nhận khách

Vào lúc 21h ngày 31/1, theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại nhiều nhà hàng, quán ăn tại Đà Nẵng chật kín khách, nhiều cơ sở không nhận khách vì quá tải trong ngày cuối năm.

Nhân viên quán CHIA coffee (tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ: “Chúng tôi không nhận khách nữa vì quán kín bàn từ 20h30. Lâu lắm rồi, quán chúng tôi mới có cảnh nhộn nhịp như vậy".

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 10.

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 11.

Nhiều hàng quán tại Đà Nẵng không nhận khách vì quá tải.

Tại sảnh Vườn tượng APEC mở rộng, một địa điểm công cộng mới khánh thành tại Đà Nẵng, UBND quận Hải Châu phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hải Châu - 25 năm trưởng thành và khát vọng phát triển” phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ghi nhận tại đây, lượng khách đến chụp ảnh lưu niệm, tham quan ngày càng đông. 

TRỰC TIẾP: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết Thành ủy Hà Nội trước thời khắc giao thừa - Ảnh 12.

Vườn tượng APEC mở rộng vừa đưa vào sử dụng hút du khách và người dân tham quan.

Chị Nguyễn Thị Thủy (trú quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho hay Công viên APEC mở rộng là địa điểm hợp lý cho gia đình du xuân, khi các hoạt động đếm ngược, hay bắn pháo hoa đêm giao thừa đã phải tạm hoãn do tình hình dịch Covid-19.

“Sau khi chụp ảnh lưu niệm tại đây, có lẽ cả gia đình tôi sẽ về nhà đón Tết. Vào thời điểm Giao thừa, đón Tết đoàn viên bên gia đình mới là điều tuyệt vời nhất”, chị Thủy nói.

TP.HCM: Thưởng thức ca múa nhạc dân gian đón giao thừa

Đêm giao thừa Nhâm Dần năm nay, TP.HCM không tổ chức bắn pháo hoa. Đây là năm thứ hai thành phố không bắn pháo hoa để phục vụ người dân và du khách. Mặc dù vậy, rất đông người dân vẫn đổ về khu vực trung tâm quận 1 để vui chơi đêm giao thừa.

TRỰC TIẾP: Vắng vẻ tại Hồ Gươm - Ảnh 1.

TRỰC TIẾP: Vắng vẻ tại Hồ Gươm - Ảnh 2.

Chương trình ca múa nhạc dân gian với các điệu múa truyền thống và trình diễn đàn đá tại Công viên Tượng đài Hồ Chủ tịch.

Năm nay, tại Công viên Tượng đài Hồ Chủ tịch đối diện UBND TP có hoạt động ca múa nhạc dân gian với các điệu múa truyền thống và trình diễn đàn đá. Trước giao thừa, màn trình diễn của các nghệ nhân, diễn viên ca múa nhạc dân gian thu hút đông đảo người xem, nhất là các gia đình có con nhỏ.

Chị Nguyễn Thị Hòa (trú quận Bình Thạnh) cho biết Đường hoa Nguyễn Huệ khá đông và phải chờ xếp hàng, nên chị và gia đình dạo chơi bên ngoài, thưởng thức những tiết mục múa và chơi đàn đá.

"Tết là ngày truyền thống của dân tộc, tôi rất muốn các con tìm hiểu các loại hình nghệ thuật này", chị nói và cho biết sẽ trở về nhà trước thời khắc giao thừa.

20h35:

Cần Thơ: Người dân về bến Ninh Kiều ít, không xảy ra tình trạng ùn tắc

Tối nay (31/1), ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại trung tâm quận Ninh Kiều - nơi người dân tập trung nhất vào đêm giao thừa hằng năm cho thấy, lượng phương tiện lưu thông ít hơn các năm trước. Tại điểm giao nhau giữa đường Quang Trung và đường 30 Tháng 4, quận Ninh Kiều, dòng xe từ các nơi đổ về đây để vào trung tâm quận Ninh Kiều rất ít.

Tại Bến Ninh Kiều, các năm trước đã có hàng nghìn người đến chờ bắn pháo hoa chào năm mới, nhưng năm nay lượng người rất ít.

TRỰC TIẾP: Vắng vẻ tại Hồ Gươm - Ảnh 1.

Lượng người đổ về bến Ninh Kiều ít hơn nhiều so với các năm trước. Ảnh: Huỳnh Xây

Tuy nhiên, người dân tập trung nhiều về "Vườn hoa Cần Thơ Xuân Nhâm Dần 2022" nằm ở khu vực Công viên Sông Hậu. Tại đây, dòng người về ngày càng nhiều, ngành chức năng cũng huy động nhiều lực lượng để điều phối xe, giữ gìn an ninh trật tự cho người dân vui xuân.

Anh Nguyễn Văn Bảo ở huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cho biết, anh cùng vợ và con đến khu vực Công viên Sông Hậu dạo chơi, chụp ảnh trong thời gian ngắn rồi về, chứ không đi chơi lâu, chờ đến giao thừa như những năm trước.

Cũng như anh Bảo, chị Lê Thị Huyền (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) đang cùng gia đình tham quan ở bến Ninh Kiều cho hay, do dịch bệnh nên hạn chế đi lại. "Gia đình tôi đi ít lắm, chỉ ở bến Ninh Kiều và qua Công viên Sông Hậu chụp ảnh, chút là về do năm nay không có bắn pháo hoa" - chị Huyền nói.

TRỰC TIẾP: Vắng vẻ tại Hồ Gươm - Ảnh 2.

Người dân đến các điểm chùa ở trung tâm quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ rất nhiều. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo ghi nhận của phóng viên, vài điểm chùa ở trung tâm quận Ninh Kiều khách đến đông, một số nơi không có chỗ để xe cho khách. Để người dân đi lại thông thoáng, lực lượng công an, cảnh sát giao thông thường xuyên đi tuần, nhắc nhở người dân gửi xe đúng vị trí, không cho hàng quán lấn chiếm lòng lề đường cản trở giao thông.

20h15:

Người dân Hà Nội đổ về Hồ Gươm đón giao thừa

Từ 19h ngày 31/1 (29 Tết), người dân Hà Nội bắt đầu đổ về khu vực Hồ Gươm để đón giao thừa. Không còn cảnh ùn tắc như mọi năm, thay vào đấy là hình ảnh thông thoáng, người dân đi dạo và chụp ảnh check-in.

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 1.

Không còn cảnh chen chúc, tắc đường tại Hồ Gươm. Ảnh: Viết Niệm

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 2.

Số ít người dân tranh thủ đi dạo trước khi về đón giao thừa. Ảnh: Viết Niệm

Ghi nhận tại khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục 19h tối nay, đây vốn là địa điểm thường niên tổ chức các sự kiện đón năm mới, nhưng năm nay đón nhận sự vắng vẻ khác thường. Chỉ một số ít gia đình và bạn trẻ chụp ảnh check-in.

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 3.

Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa vì thế nhiều bạn trẻ tranh thủ chụp ảnh. Ảnh: Viết Niệm

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 4.

Khung cảnh vắng lặng khác thường tại Thủ đô. Ảnh: Viết Niệm

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, TP.Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật và đếm ngược (countdown) chào năm mới 2022.

20h00:

Đà Nẵng: "Vắng thấy lạ"

Ghi nhận của PV Dân Việt tại các tuyến đường như Nguyễn Văn Linh, Bạch Đằng bắt đầu nhộn nhịp hơn. Tình giao thông thông thoáng, người dân đi lại không quá đông, di chuyển khá thuận tiện.

Tối 29 Tết, thời tiết tại Đà Nẵng mát mẻ, khô ráo, rất thuận lợi cho việc ra đường đón năm mới. Tại đường hoa Xuân Đà Nẵng, lượng người tham quan và check-in khá thưa vắng.

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 1.

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 2.

Để phục vụ người dân và du khách tham quan trong đêm giao thừa, Đà Nẵng đã xây dựng rất nhiều tiểu cảnh mừng năm mới bên 2 bờ sông Hàn. Ảnh: Diệu Bình

Chị Thanh Hà (người bán hàng rong khu vực đầu cầu rồng) chia sẻ: "Những năm trước tầm giờ này mọi người đã đi ra đường tấp nập rồi, năm nay đã gần 20 giờ rồi nhưng vắng lạ thường. Chắc người dân lo lắng dịch bệnh nên ở nhà rồi".

TRỰC TIẾP: Đông đảo người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa - Ảnh 3.

Đã 20 giờ đêm giao thừa nhưng đường phố Đà Nẵng rất thông thoáng. Ảnh: Diệu Bình

Để phục vụ người dân và du khách tham quan trong đêm giao thừa, Đà Nẵng đã xây dựng rất nhiều tiểu cảnh mừng năm mới bên 2 bờ sông Hàn. Nhằm tránh tụ tập đông người, đêm giao thừa năm nay Đà Nẵng không tổ chức bắn pháo hoa, không tổ chức chương trình ca nhạc mừng năm mới.

19h30:

Người dân TP.HCM đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa

Trái với không khí yên ắng từ sáng đến chiều 29 Tết, từ 19h tối nay, người dân TP.HCM bắt đầu đổ về khu vực trung tâm thành phố để đón giao thừa. Các con đường dẫn vào trung tâm quận 1 như Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn ùn ứ nhẹ. Xe máy nối đuôi xếp hàng dài chờ đèn tín hiệu giao thông.

Đường hoa Nguyễn Huệ là nơi người dân tập trung đông đúc nhất. Năm nay, nơi đây vẫn áp dụng các quy định phòng dịch, ra vào theo đúng cửa quy định và người dân phải khai báo y tế. Để đảm bảo số lượng người tham quan bên trong giãn cách, khách được điều phối vào theo từng đợt.

TRỰC TIẾP: Người dân nô nức du xuân, chờ đón thời khắc giao thừa Nhâm Dần 2022 - Ảnh 1.

Đường hoa Nguyễn Huệ là nơi người dân tập trung về đông đúc nhất để đón giao thừa. Ảnh: Phạm Hồng Phúc

TRỰC TIẾP: Người dân nô nức du xuân, chờ đón thời khắc giao thừa Nhâm Dần 2022 - Ảnh 2.

Đường hoa Nguyễn Huệ là nơi nhiều người đến

19h20:

Lãnh đạo Đà Nẵng chúc Tết các lực lượng bảo vệ trật tự đêm giao thừa trên địa bàn thành phố

Tối 31/1 (29 Tết), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết các lực lượng bảo vệ trật tự đêm giao thừa trên địa bàn thành phố.

TRỰC TIẾP: Người dân nô nức du xuân, chờ đón thời khắc giao thừa Nhâm Dần 2022 - Ảnh 1.

TRỰC TIẾP: Người dân nô nức du xuân, chờ đón thời khắc giao thừa Nhâm Dần 2022 - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết các lực lượng bảo vệ trật tự đêm giao thừa trên địa bàn thành phố. Ảnh: Diệu Bình

Đoàn đến thăm lực lượng 911 nhận nhiệm vụ đảm bảo an toàn trật tự tại nhiều điểm vui chơi, tập trung đông người trong đêm giao thừa. Trong năm qua, lực lượng đã có những thành tích xuất sắc trong việc phát hiện, bắt giữ các đối tượng tàng trữ ma tuý, góp phần mang lại bình yên cho thành phố.

Ghi nhận những thành quả đó, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh chia sẻ: "Tôi tin tưởng các chiến sĩ của lực lượng 911 nói riêng và Công an thành phố nói chung sẽ phát huy những thành quả này, góp phần xây dựng thành phố bình an trong năm mới".

Bên cạnh đó, ông Chinh còn đến thăm, chúc Tết lực lượng cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trong đêm giao thừa trên địa bàn thành phố.

Cũng tại buổi đi thăm, chúc Tết, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã gửi những món quà đến các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhân dịp xuân mới 2022.

Cách đây tròn 1 năm, vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 là lúc cả nước bắt đầu hướng về TP.HCM, khi thành phố công bố phát hiện 35 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 liên quan nhóm nhân viên bốc xếp, giám sát hàng hóa làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất. Dù lúc đó TP.HCM cơ bản đã kiểm soát chuỗi lây nhiễm này nhưng ngay sau đó dịch vẫn bùng phát rất nhanh ở nhiều địa phương và kéo dài những ngày tháng khốc liệt.

Nhìn lại một năm qua, chúng ta không khỏi giật mình, bàng hoàng bởi những mất mát về người, những thiệt hại về của là không thể đo đếm. Nỗi ám ảnh lớn nhất của không ít người là hình ảnh cả khu phố, thôn làng bỗng chốc bị giăng dây, quây kín để cách ly phòng chống Covid-19. Trẻ con, người lớn đều thon thót giật mình bởi tiếng còi xe cứu thương rú khắp nơi. Sáng sáng, chiều chiều, thói quen đếm số ca nhiễm Covid-19 khiến không ít người rơi vào sợ hãi, trầm cảm...

Dịch bệnh khiến một thành phố năng động bậc nhất là TP.HCM rơi vào trạng thái gần như tê liệt trong nhiều tháng trời. Đồng Nai, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang cùng nhiều địa phương khác, dù số ca nhiễm ít hơn cũng buộc phải giãn cách xã hội. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước gần như tê liệt.

Đáng buồn hơn, giữa những đau thương mất mát vì dịch bệnh ấy, trong khi cái "nghĩa đồng bào" vẫn le lói ở nhiều nơi, thì đâu đó lại có những kẻ lợi dụng dịch bệnh, "ăn trên nỗi đau của đồng bào" khiến dư luận không khỏi bất bình. Những vụ tham nhũng, tiêu cực mang tên CDC, kit xét nghiệm Việt Á... càng gia tăng cảm giác mất mát, buồn lo vì dịch bệnh…

Nhưng rồi tất cả đều đã và đang dần lắng lại. Những ngày này, một không khí mới bao trùm ở khắp mọi miền Tổ quốc. 

Hôm nay, Tết Nhâm Dần 2022 đã đến, ngoài đường đã thấy đào, mai rực rỡ. Tết này, dù không tưng bừng lễ hội, vắng pháo hoa, sao vẫn nghe rạo rực tin yêu về một năm mới tốt lành với nhiều thành tựu mới.

Độc đáo phiên chợ giữa lòng phố cổ Hà Nội mỗi năm chỉ họp một lần

Phiên chợ đồ cổ, đồ cũ, đồ giả cổ chỉ họp phiên duy nhất trong năm tại ngã 5 Hàng Mã - Hàng Lược - Hàng Rươi (Hà Nội). Chợ chỉ họp chục ngày từ 20 đến trưa 30 tháng Chạp, đồ được bày luôn ở giữa lòng đường.

Video: Độc đáo phiên chợ đồ xưa giữa lòng phố cổ Hà Nội mỗi năm họp một lần.

Độc đáo phiên chợ đồ xưa giữa lòng phố cổ Hà Nội mỗi năm họp một lần - Ảnh 2.

Ngày 29 Tết, tại ngã phố Hàng Lược - Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phiên chợ bán đồ đồng, đồ cổ hoặc giả cổ thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Người dân háo hức "check-in" đường hoa xuân tiền tỷ tại Đà Nẵng

Đường hoa xuân trị giá 8,6 tỷ đồng tại TP.Đà Nẵng thu hút đông người dân đến "check-in", thưởng lãm trong Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Người dân háo hức "check-in" đường hoa Xuân tiền tỷ tại Đà Nẵng - Ảnh 1.

Với phương châm đầu tư trang trí đường hoa, cây cảnh tiết kiệm và vẫn thể hiện được không khí đón chào năm mới thật bình an, Đà Nẵng đã đầu tư hơn 8,6 tỷ đồng để trang trí hoa và điện chiếu sáng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Người dân háo hức "check-in" đường hoa Xuân tiền tỷ tại Đà Nẵng - Ảnh 2.

Đường hoa thu hút nhiều người dân và di khách "check-in" dịp năm mới.

Người dân háo hức "check-in" đường hoa Xuân tiền tỷ tại Đà Nẵng - Ảnh 3.

Đường hoa được đặt ở dọc tuyến đường Bạch Đằng với nhiều cụm tiểu cảnh xen vào điểm nhấn là những linh vật hổ với nhiều hình dáng độc đáo, đa dạng sắc màu.

Người dân háo hức "check-in" đường hoa Xuân tiền tỷ tại Đà Nẵng - Ảnh 4.

Nhiều người dân cho biết, đường hoa năm nay được trang trí đơn giản nhưng vẫn rất bắt mắt.

Người dân háo hức "check-in" đường hoa Xuân tiền tỷ tại Đà Nẵng - Ảnh 5.

Ý tưởng trang trí chủ đạo cho đường hoa Tết Đà Nẵng năm nay là “Khát vọng vươn cao” Hàng chục loại hoa với màu sắc rực rỡ như hoa cúc mâm xôi, hoa xác pháo, vạn thọ, hoa hồng, hoa đỗ quyên đỏ, hoa bướm các màu, hoa trạng nguyên... được sắp đặt làm nổi bật các khu vực tiểu cảnh.

Người dân TP.HCM tranh thủ mua hoa giảm giá

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 1.

Sáng 31/1, tức 29 Tết, nhiều chợ hoa tại TP.HCM như chợ hoa Công viên 23/9, công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ… tấp nập người đi mua hoa Tết. Buổi chợ hoa cuối cùng trước Tết Nguyên đán nhộn nhịp, người mua, người bán đều tranh thủ mua nhanh, bán nhanh trước giờ dọn chợ.

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 2.

Tại chợ hoa công viên 23/9 (quận 1), ngay từ 7-8h sáng, rất đông người đã đến khu vực chuyên bán các loại hoa phổ biến chưng Tết như cúc, vạn thọ, hướng dương, cát tường… Đây cũng là các loại hoa được nhiều người tranh thủ mua sáng 29-30 Tết hàng năm.

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 3.

Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy, so với sáng 30 Tết năm ngoái, các loại hoa cúc, vạn thọ, hướng dương, cát tường không còn nhiều. Nhà vườn, thương lái hầu như chỉ còn vài chục chậu cuối cùng bán cho khách. Đặc biệt, hoa vạn thọ đã “cháy hàng” từ 28 Tết.

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 4.

Giá các loại hoa đều giảm khoảng 30-40% so với những ngày trước đó. Mỗi cặp hoa hồng loại nhỏ 150.000 đồng, loại lớn 200.000 đồng. Do không còn nhiều hoa để lựa chọn, nên hoa hồng hút khách.

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 5.

Chị Thanh Thảo (nhà vườn Bến Tre) cho hay còn 10 cặp cúc mâm xôi cuối cùng, giá 200.000 đồng/cặp và một số loại hoa nền khác, giá từ vài chục nghìn đồng mỗi cặp. Chị cho hay, lượng ra bán ra đến sáng 29 Tết, ngày chợ cuối cùng cũng kha khá, không quá ế ẩm.

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 6.

Cúc đại đóa sáng 29 Tết giảm 30% so với trước đó, mỗi cặp còn từ 1-2 triệu đồng. Nhiều gia đình tranh thủ gom nhiều về chưng Tết.

Người Sài Gòn đổ xô mua hoa sáng 29 Tết, đào giảm còn 400.000 đồng/cây vẫn ế - Ảnh 7.

Các xe ba gác chở thuê hoa về tận nhà khách hoạt động nhộn nhịp, mỗi chuyến từ 100.000 - 300.000 đồng.

*Tiếp tục cập nhật.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem