Trung Quốc ráo riết nghiên cứu Mặt trăng xây tham vọng lớn

Hồng Quân Thứ bảy, ngày 28/11/2020 08:01 AM (GMT+7)
Với tham vọng lớn, Trung Quốc mới đây đã khởi động chương trình vũ trụ Hằng Nga 5 nhằm mang mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất.
Bình luận 0

Sứ mệnh Hằng Nga 5 là chương trình mới nhất trong một loạt chuỗi các chương trình nghiên cứu về Mặt trăng mà Trung Quốc thực hiện trong thập kỷ qua. Nhiệm vụ của sứ mệnh này nhằm đưa đất đá và các mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất nhằm nghiên cứu. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ các mẫu vật từ Mặt trăng được quay trở lại Trái đất và là lần đầu tiên Trung Quốc lấy vật liệu từ vũ trụ.

Trung Quốc khởi động chương trình nghiên cứu Mặt trăng với tham vọng lớn  - Ảnh 1.

Cho đến này chỉ có Mỹ và Liên Xô là từng thực hiện được nhiệm vụ này. Theo đánh giá thì đây là sứ mệnh phức tạp nhất mà Trung Quốc từng thực hiện. Để thực hiện, Trung Quốc đã sử dụng tên lửa mạnh nhất của họ, Long March 3. Tổng trọng lượng các thiết bị phục vụ cho chuyến bay lên Mặt trăng nặng 18.000 pound (tương đương khoảng 8,2 tấn).

Trung Quốc khởi động chương trình nghiên cứu Mặt trăng với tham vọng lớn  - Ảnh 2.

Hằng Nga 5 được thiết kế để trở thành một nhiệm vụ "lấy và đi" nhanh chóng trong 23 ngày. Lý do khiến nó phải làm nhanh như vậy vì Hằng Nga 5 không được thiết kế để tồn tại trong khoảng thời gian hai tuần Mặt trăng chìm trong bóng tối khiến nhiệt độ có thể giảm xuống dưới -208 độ F (-130 độ C).

Trung Quốc khởi động chương trình nghiên cứu Mặt trăng với tham vọng lớn  - Ảnh 3.

Hằng Nga 5 sẽ tiếp cận một khu vực khá đặc biệt mang tên Oceanus Procellarum. Khu vực chưa được khám phá này có tương đối ít miệng núi lửa trên bề mặt so với các phần khác của Mặt trăng. Lấy mẫu từ khu vực này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về thời điểm hoạt động núi lửa này có thể xảy ra, cung cấp ảnh chụp nhanh hơn về cách Mặt trăng hình thành và phát triển theo thời gian.

Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là sứ mệnh có nhiều điểm tương đồng với nhiệm vụ Apollo của NASA. Đây là nhiệm vụ vốn sử dụng các kỹ thuật để đưa người lên Mặt trăng và trở về Trái Đất.

Trung Quốc khởi động chương trình nghiên cứu Mặt trăng với tham vọng lớn  - Ảnh 4.

Trước đó vào năm 2013, Trung Quốc đã thực hiện chuyến hạ cánh đầu tiên lên Mặt Trăng với Chang'e 3, giúp nước này là một trong ba quốc gia đưa tàu vũ trụ hạ cánh lên bề mặt Mặt Trăng. Sau đó vào tháng 12 năm 2018, Trung Quốc đã phóng Hằng Nga 4 và đưa thành công tàu đổ bộ và tàu lặn lên phía xa của Mặt trăng vào đầu năm 2019 - một kỳ tích mà chưa quốc gia nào làm được.

Trung Quốc khởi động chương trình nghiên cứu Mặt trăng với tham vọng lớn  - Ảnh 5.

Trong thập kỷ qua Trung Quốc ngày càng tham gia nhiều với các nước trong hoạt động nghiên cứu vũ trụ. Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ vẫn ngăn cản hầu hết các hợp tác của NASA với Trung Quốc. Điều đó đã thúc đẩy Trung Quốc tự nghiên cứu và làm việc trên trạm vũ trụ của riêng mình. Qua đó giúp nước này cạnh tranh với Nhật Bản và Ấn Độ để tìm cách đạt được những thành tựu mới trong không gian.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem