Trung Quốc trên đà dẫn đầu về nghiên cứu công nghệ cao, vượt xa Mỹ, châu Âu và Nhật Bản

Hoài Phương Thứ hai, ngày 18/09/2023 16:08 PM (GMT+7)
Trung Quốc đang dẫn đầu trong nghiên cứu công nghệ cao ở 80% lĩnh vực quan trọng bao gồm siêu âm và máy bay không người lái dưới nước, khi nước này vượt lên trên Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản thông qua đầu tư do nhà nước dẫn đầu.
Bình luận 0

Kết quả nghiên cứu trên được công bố bởi Viên Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), dựa trên 10% tài liệu học thuật được trích dẫn nhiều nhất trong số 2,2 triệu tài liệu được xuất bản từ năm 2018 đến năm 2022, tập trung vào các lĩnh vực được coi là then chốt quan hệ đối tác an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Úc.

Kết quả cho thấy, trong số 23 công nghệ được Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) phân tích, Trung Quốc dẫn đầu nghiên cứu về 19 công nghệ. Mỹ dẫn đầu trong bốn công nghệ còn lại. Trung Quốc chiếm 73,3% các nghiên cứu có tác động cao về phát hiện, theo dõi và mô tả đặc tính siêu âm, vượt xa Mỹ, Anh và Đức.

Tên lửa siêu thanh, có vận tốc gấp 5 lần tốc độ âm thanh, được coi là vũ khí có khả năng thay đổi cuộc chơi của Trung Quốc. Nước này đang tiếp tục phát triển tên lửa siêu thanh nhanh hơn, có quỹ đạo khó dự đoán hơn, có khả năng xuyên thủng mạng lưới phòng thủ tên lửa.

Trung Quốc trên đà dẫn đầu về nghiên cứu công nghệ cao, vượt xa Mỹ, châu Âu và Nhật Bản - Ảnh 1.

Xe quân sự trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh mang theo tên lửa siêu thanh, một trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao mà Trung Quốc dẫn đầu thế giới. Ảnh: Reuters

Báo cáo của ASPI cho biết có nguy cơ cao Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong lĩnh vực công nghệ, xét trên việc nước này vượt xa các đối thủ cạnh tranh đến mức nào và sự tập trung của các tổ chức sản xuất nghiên cứu có tác động cao ở nước này.

Về phương tiện tự hành dưới nước, Trung Quốc chiếm 56,9% nghiên cứu quan trọng. Mỹ đứng thứ hai với 9,5%. Phương tiện không người lái dưới nước kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến, bao gồm vỏ chịu áp lực, công nghệ dẫn đường không người lái và hệ thống liên lạc. Dựa trên báo cáo của ASPI, Trung Quốc cũng dẫn đầu về thông tin liên lạc không dây dưới nước tiên tiến và sóng siêu âm.

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt hơn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ lượng tử. Trong số sáu lĩnh vực liên quan đến AI, Trung Quốc dẫn đầu bốn lĩnh vực, bao gồm cả máy bay không người lái, trong khi Mỹ đứng đầu về thiết kế và chế tạo mạch tích hợp tiên tiến.

Mỗi quốc gia dẫn đầu hai trong số bốn lĩnh vực công nghệ lượng tử. Mỹ đang dẫn đầu về các cảm biến lượng tử có độ nhạy cao, dự kiến sẽ có ứng dụng cho điện toán lượng tử và y học, trong khi Trung Quốc có lợi thế về mật mã hậu lượng tử.

Theo Giám đốc điều hành ASPI Justin Bassi, Bắc Kinh đang thể hiện sự quan tâm đến việc đạt được lợi thế về các công nghệ quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Cuộc chạy đua căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây về công nghệ tiên tiến

Trung Quốc đang thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước thông qua sáng kiến Made in China 2025, được công bố bởi Chủ tịch Tập Cận Bình vào năm 2015. Nước này đặt mục tiêu trở thành một trong những cường quốc sản xuất hàng đầu thế giới vào năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Sáng kiến này tập trung vào 10 lĩnh vực cụ thể, như công nghệ thông tin mới bao gồm chất bán dẫn, tàu công nghệ cao và các công cụ điều khiển số cho robot tiên tiến.

Lo ngại trước những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã chuyển sang cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh trong các lĩnh vực như truyền thông 5G tốc độ cao.

Các hạn chế đã được tăng cường hơn nữa dưới thời Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Vào tháng 8, ông Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc trong các lĩnh vực như chất bán dẫn tiên tiến, AI và công nghệ lượng tử.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem