Trường dạy nghề muốn liên kết tuyển sinh

Thứ sáu, ngày 15/10/2010 17:20 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nhiều trường dạy nghề trên địa bàn TP. HCM đang đề xuất Bộ LĐ-TB&XH thay đổi phương án tuyển sinh khối trường nghề để đảm bảo thu hút được thí sinh, thay vì chờ “vét” thí sinh sau kỳ thi ĐH, CĐ.
Bình luận 0

Vắng bóng học viên

Tới thời điểm này, hầu hết các trường nghề trên địa bàn TP. HCM đều chưa tuyển đủ chỉ tiêu, dù các trường CĐ, ĐH đã kết thúc tuyển sinh. Một số ít trường “may mắn” cũng chỉ tuyển được khoảng 2/3 chỉ tiêu.

 img
Học viên tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức trong một giờ thực hành.

Ông Phan Hữu Toàn, Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn dẫn chứng: “Năm 2009, số học viên đăng ký học hệ trung cấp và sơ cấp nghề của trường lần lượt là 1.311 và 392 học viên, nhưng 9 tháng đầu năm 2010 tụt thấp chỉ còn 486 và 266. Từ đây đến cuối năm, nếu có tuyển thêm được học viên thì chắc chắn cũng rất ít”.

Trường CĐ nghề Kinh tế Kỹ thuật Thiện Trụ cả mùa tuyển sinh năm 2009 chỉ tuyển được 50 học viên hệ CĐ nghề và 93 học viên khóa đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng), riêng hai hệ trung cấp và sơ cấp nghề vẫn ngậm ngùi với việc không có học viên. Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng mới chỉ tuyển được 175 thí sinh sơ cấp nghề, bậc trung cấp nghề vẫn trống.

Tuyển sinh nghề đang ngày càng khó khăn vì học viên hiện chỉ coi học nghề là “phao cứu sinh” sau khi trượt CĐ, ĐH. Ngược lại, sự thiếu hụt học viên khiến việc xây dựng đội ngũ giảng viên càng khó do trường không đủ kinh phí. Đây là cái vòng luẩn quẩn khiến các đơn vị đào tạo nghề ngày càng bấp bênh.

Liên kết tuyển sinh: Gỡ khó cho cả đôi bên

Ông Lê Trọng Sang – Phó Giám đốc thường trực Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, về đề xuất liên hiệp các trường, Sở sẽ bàn bạc cụ thể với thầy cô từng trường nghề và trình với Bộ LĐ-TB&XH trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ cho các trường tư thục để tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng đào tạo.

Đứng trước những khó khăn thực tế, đại diện các trường đã đề xuất nhiều giải pháp, hướng khắc phục. Trong đó, đề xuất “liên kết trường nghề thành một khối” của ông Phan Hữu Toàn đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng và quan tâm.

Theo ông Toàn, công tác tuyển sinh và đào tạo nghề hiện nay tuy nhiều nhưng đa phần đơn lẻ, mỗi trường đều “tự thân vận động”, do đó tiếng vang và uy tín xã hội không cao, không gây được sự chú ý, thu hút người học.

Việc liên kết các trường sẽ đem lại nhiều tích cực và hệ thống nghề sẽ tạo được hiệu ứng xã hội tốt hơn. Tất nhiên, mỗi trường vẫn sẽ đảm bảo đào tạo ngành nghề theo chức năng đặc thù của mình, không hề có chuyện giẫm chân lên nhau.

Cụ thể, các trường sẽ đề xuất Sở LĐ-TB&XH kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH cho phép các trường nghề tuyển sinh như các trường ĐH, CĐ chính quy để tạo sự công bằng và cạnh tranh hơn. “Nếu trường nghề cho ra những lao động hoặc kỹ sư yếu kém sẽ kéo lùi sự phát triển kinh tế. Sự thật là số học viên hiện tại của trường chúng tôi hơn 80% chỉ mới tốt nghiệp THCS.

Với đầu vào như thế thì đầu ra thật sự không thể đảm bảo một nguồn nhân lực tiên tiến…” – ông Dương Minh Kiên - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Quang Trung bộc bạch. Ông Kiên còn cho biết số học viên ít ỏi từ nguồn THPT hiện nay của trường hết 99% là rớt tốt nghiệp. Ở thời điểm hiện tại, việc tuyển sinh học viên đã tốt nghiệp THPT là gần như không thể.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem