Trường nghề phải cam kết việc làm cho người học

Minh Nguyệt Thứ bảy, ngày 28/04/2018 07:00 AM (GMT+7)
Từ lâu điểm yếu của đào tạo nghề được đề cập khá nhiều chính là việc đào tạo không gắn với giải quyết việc làm. Điều này khiến cho việc đào tạo không trúng nhu cầu thị trường, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp cao... Thực trạng này đã được nhìn nhận và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Bình luận 0

Cam kết lo đầu ra sẽ “hút” người học

Báo cáo từ Bộ LĐTBXH cho thấy, năm 2017, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được hơn 2,2 triệu người, đạt trên 100% so với kế hoạch giao. Trong đó, 45 trường được lựa chọn ưu tiên đầu tư để thành trường chất lượng cao vào năm 2020, đã tuyển sinh được hơn 158.000 chỉ tiêu (tăng 5% so với năm 2016), chiếm 8,5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh trên cả nước. Trung bình tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi ra trường đạt trên 80%...

Theo ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH), hiện chất lượng đầu vào của các trường giáo dục nghề nghiệp còn thấp, năng lực đào tạo còn hạn chế, chưa được chú trọng và chưa hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp. Thêm vào đó, công tác dự báo thị trường về cung cầu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp chưa sát và kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0. Để thu hút học sinh, đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường cần liên kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện rất ít trường nghề làm được việc này.

img

 Lao động ở Hà Giang đang được hướng dẫn xây lò chế biến chè. ảnh: Minh Nguyệt

“Theo điều tra có khoảng hơn 90% số doanh nghiệp không có sự hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Số doanh nghiệp hợp tác chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước” - ông Bằng cho hay.

Ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng nếu các trường nghề cam kết sinh viên ra trường có việc làm ngay thì sẽ thu hút được nhiều người học nghề. “Tuyển sinh chỉ là phần ngọn, phần gốc là đầu ra, cụ thể là việc làm. Nếu các trường cam kết sinh viên ra trường có việc làm ngay thì việc tuyển sinh sẽ dễ dàng hơn. Các trường phải xem nhu cầu thị trường lao động cần gì để điều chỉnh lại chỉ tiêu đào tạo. Bộ LĐTBXH sẽ linh hoạt cho các trường đàm phán và ký kết với doanh nghiệp, ban hành chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại” – ông  Quân nhấn mạnh.

Ngành thừa ngành thiếu

Thay vì việc chỉ chờ tuyển sinh được bao nhiêu thì đào tạo mà thì chúng ta phải quay ngược lại, phải biết nhu cầu thị trường cần những công việc gì, từ đó thiết kế lại chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra”.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân
 

Theo báo cáo từ các địa phương gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, năm 2017 nhiều ngành nghề có kết quả tuyển sinh khá cao, đạt hoặc vượt kế hoạch. Có thể kể tới như nghề điện công nghiệp; nghề công nghệ ôtô; nghề điện tử công nghiệp; nghề hàn; nghề quản trị mạng; nghề công nghệ thông tin; sửa chữa lắp ráp máy tính…

Tuy nhiên, bên cạnh những nghề “hót” cho thu nhập cao, tuyển sinh được nhiều thì cũng có không ít những ngành nghề khó tuyển sinh. Đa phần trong số này là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như: Khoan nổ mìn, khai thác mỏ…

Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, mặc dù công tác tuyển sinh năm 2017, đạt và vượt kế hoạch 100,2% nhưng tỷ lệ học viên có việc làm sau học nghề mơi chỉ dừng lại ở con số 70%. Một số nghề đạt khoảng 90% nhưng con số này không nhiều. Thời gian tới để khắc phục những khó khăn, hạn chế này công tác dạy nghề sẽ đi vào thực chất hơn. Các trường chỉ dạy nghề khi cam kết được đầu ra cho học viên. Thêm vào đó, chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên, lấy việc phối kết hợp với doanh nghiệp làm trọng tâm, trọng điểm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem