Truyền hình trả tiền: Những chuyện ai cũng biết chỉ ít người không biết

Thứ ba, ngày 26/03/2013 08:23 AM (GMT+7)
Dân Việt-Trong kinh doanh cạnh tranh để phát triển. Nhưng cạnh tranh không phải cứ rẻ hơn là thắng.
Bình luận 0

Cứ rẻ hơn là thắng?

Việc các doanh nghiệp viễn thông “tham chiến” trên trận chiến hạ tầng truyền dẫn truyền hình trả tiền (THTT) đã có nhiều người đặt câu hỏi: Liệu nhà mạng đã “khó thở” nên phải “lấn sân” sang truyền hình trả tiền. Nhưng với khách hàng họ không mấy quan tâm đến việc ai khó thở, ai lấn sân vấn đề là nhà cung cấp đủ năng lực đáp ứng tốt nhất nhu cầu thì họ chọn.

img
 

Bàn đến chuyện nhà mạng cũng phải thấy rằng SCTV đã cung cấp dịch vụ Internet trên đường cáp truyền hình nhiều năm qua. Khi đó các doanh nghiệp viễn thông đâu “ngăn” đâu “cấm” nhưng SCTV đâu thể trở thành đối thủ cạnh tranh xứng tầm với các doanh nghiệp chuyên ngành? Thậm chí, bộ máy lắp đặt, bảo trì của nhà đài còn rối bời chỉ trong việc xử lý chất lượng truyền hình cáp, chứ đừng nói là kiêm thêm mảng ADSL.

Rõ ràng trong lĩnh vực nào cũng vậy cần một nghiệp vụ kinh doanh riêng và gắn với tên tuổi, thương hiệu. Mà tên tuổi và thương hiệu ấy gắn với niềm tin tưởng đối với khách hàng của chính mình.

Các doanh nghiệp viễn thông được đánh giá là không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình - một yếu tố quyết định sự thành bại của dịch vụ truyền hình trả tiền. Nhưng những doanh nghiệp này lại có thế mạnh về hạ tầng mạng lưới, rất thuận tiện cho cung cấp dịch vụ THTT.

Quy mô thị trường còn thấp

Có quãng thời gian hơn 9 năm để phát triển thị trường truyền hình cáp, nhưng đến nay ở Việt Nam chỉ có khoảng 15% hộ gia đình được sử dụng chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Mức độ sử dụng dịch vụ, quy mô thị trường truyền hình trả tiền ở nước ta hiện nay vẫn rất thấp so với mục tiêu chiến lược mà Việt Nam đặt ra.

Với dân số Việt Nam trên 85 triệu dân, tương đương 21 triệu hộ gia đình thì đây là thị trường tiềm năng rất lớn cho truyền hình trả tiền. Đặc biệt, theo quy hoạch truyền dẫn phát sóng đến năm 2020, Bộ TT&TT cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2015 phải có 30 - 40% số hộ gia đình dùng dịch vụ truyền hình trả tiền và đến năm 2020 con số này được nâng lên 70%.

Nhiều ý kiến cho rằng, những doanh nghiệp viễn thông có đủ sức mạnh về hạ tầng cũng như sức mạnh đàm phán khi tham gia thị trường truyền hình trả tiền sẽ khiến cho thị trường này có thêm đối trọng và có lợi cho người dân sử dụng dịch vụ.

Rõ ràng thị trường truyền hình trả tiền cần một cuộc tái thiết mới theo hướng đẩy mạnh cạnh tranh để phổ cập dịch vụ, từ đó người dân có được nội dung tốt, giá phù hợp và chất lượng tốt chứ không thể tiếp tục đi ngược với xu thế thị trường.

Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình do các đài phát thanh truyền hình thực hiện, hạ tầng truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp viễn thông thực hiện và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh PTTH đến người xem). Đối với khâu sản xuất nội dung chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống báo chí và phát thanh truyền hình trên cả nước, trong đó nội dung quy hoạch này chủ yếu điều chỉnh số lượng các kênh phát thanh truyền hình, mô hình tổ chức, bộ máy, hoạt động của các đài trên toàn quốc…Đối với hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình điều chỉnh về hạ tầng, mạng lưới tập trung chủ yếu đối với phương thức phát thanh truyền hình mặt đất. Hiện nay đã có Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định 22/2009 QĐ-TTg, Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem