Chính vì thế, cuộc tranh luận “chữ tình - chữ lý, chữ nào nặng hơn” dường như luôn là cuộc tranh cãi bất tận đằng sau những vụ trọng án, khi mà những hành vi tưởng chừng không có gì ghê gớm lại để lại hậu quả khôn lường.
Hai họ che giấu kẻ giết vợ Một vụ trọng án ở Hà Nội được tòa án 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm đưa ra xét xử vào cuối năm 2013. Bị cáo của vụ án
Quách Văn Phan (SN 1962) ở Sơn Tây (Hà Nội) bị 2 cấp tuyên án tử hình về 2 tội “Giết người” và “Vô ý làm chết người”. Điều đáng nói là hành vi giết người của Phan đã được cả họ hàng bai bên nội ngoại che giấu suốt cả năm trời, chỉ đến khi đối tượng gây thêm tội ác thì vụ án mới được phát giác.
Hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện (ngoài cùng, bên phải) còn khiến cả gia đình mình cũng phải sống trong vòng lao lý.
Năm 1985, Quách Văn Phan và chị Lê Thị Lan (SN 1962) kết hôn với nhau. Năm 2011, chị Lan nghi Phan có quan hệ bất chính với em dâu của Phan nên giữa 2 người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Ngày 30.6.2011, trong lúc hai vợ chồng cùng dọn dẹp gần khu chuồng gà của gia đình thì giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn. Bị vợ cầm chổi đuổi đánh Phan đã lấy thanh gỗ đánh lại. Bị chồng đập 3 phát vào đầu chị Lan ngã xuống sân bất tỉnh, còn Phan bỏ mặc vợ ra ngồi hút thuốc lào. Sau khi phát hiện vợ đã chết, do sợ gia đình biết nên Phan đã dựng hiện trường giả để che giấu tội lỗi.
Tạo hiện trường xong, Phan hô hoán ầm ĩ rằng vợ đột tử. Hàng xóm, người thân tưởng chị Lan tử nạn thật nên chỉ chú tâm lo chuyện tang lễ. Do bứt rứt về tội ác nên sau 10 ngày gây án, Phan đã kể chuyện cho 2 bà cô ruột nghe. Sau đó 2 người em gái của nạn nhân là Lê Thị Kiên và Lê Thị Nga đi chợ nghe phong thanh chuyện nên đã đến hỏi Phan và được đối tượng thú nhận. Cuối tháng 7.2011, một cuộc họp gồm 24 người của hai gia đình Phan và chị Lan được tổ chức. Tại đây đối tượng Phan đã đọc bản tường trình, kiểm điểm về hành vi đánh chết vợ. Các thành viên cuộc họp nghe xong, cho là Phan đã phạm tội nhưng quyết định không tố cáo vì Phan phải chăm sóc 2 con và cũng mong Phan có cơ hội sửa chữa tội lỗi trở thành người tốt.
Hậu quả của... nặng tình
Việc làm nặng chữ tình, vi phạm pháp luật của họ hàng nhà Phan đã không đem lại kết quả như họ mong muốn. Sau khi vợ chết khoảng 1 năm, Phan có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác nhưng bị con trai phản đối. Mâu thuẫn bố con lên đỉnh điểm khi một lần Phan đuổi đánh con trai. Lúc đó ông Nguyễn Hồng Thanh (SN 1968), người cùng thôn đã vào can ngăn nhưng bị Phan dùng tay gạt mạnh khiến ông Thanh ngã ra sân, chấn thương sọ não rồi tử vong.
Năm 2013, xảy ra một vụ việc pháp lý khá hy hữu khi 200 hộ dân ở thôn Danh Thượng 2 (xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) cùng ký đơn nhận tội đánh chết người sau khi hai đối tượng là nghi phạm vụ trộm chó bị một số thanh niên ở thôn này đánh chết. Các luật sư cũng phân tích rằng: Việc người dân ký đơn nhận tội tập thể cũng như cản trở không cho các bị can đến cơ quan điều tra là điều không thể chấp nhận được. Nếu bà con thực sự thương con cháu mình thì nên hợp tác, giúp cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ sự việc và như vậy, con cháu mình nếu có phạm tội cũng sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
|
Trong vụ án này có 24 người có hành vi không tố giác tội phạm, nhưng cơ quan điều tra cho rằng: Họ đều có quan hệ thân thích với chị Lan và Phan (bố, mẹ, cô, dì, anh chị em ruột), do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, động cơ phạm tội xuất phát từ mục đích hướng thiện cho người phạm tội nên không xử lý hình sự. Dù thoát bị truy tố nhưng những người họ hàng của Phan không khỏi day dứt, bởi nếu họ hành xử đúng theo pháp luật thì Phan không có cơ hội gây thêm tội ác.
Dù đã qua hơn 2 năm, nhưng khi nhắc lại vụ án thảm án giết người do Lê Văn Luyện (Lục Nam, Bắc Giang) gây ra, nhiều người không khỏi không căm phẫn bởi hành vi tàn bạo, dã man của kẻ gây án. Nhưng bên cạnh đó cũng có một nỗi buồn khi nhiều người vốn lương thiện lại vướng vào vòng lao lý. Thương con, bố Luyện là Lê Văn Miên phải chịu 48 tháng tù do che giấu tội phạm. Cùng hành vi trên, Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt 30 tháng tù và 15 tháng tù. Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng tù, Trương Văn Hợp 12 tháng tù và Dương Thị Lược 9 tháng tù vì tội không tố giác Luyện. Dường như 6 người thân của Luyện khi thực hiện hành vi của mình đều không hiểu đó là hành vi phạm tội. Chỉ khi ra tới tòa, nghe HĐXX phân tích họ mới rõ hành vi phạm tội của mình, nhưng lúc đó cũng đã quá muộn.
“Chữ tình” trong xã hội “thượng tôn pháp luậtCó những vụ án hành vi của người vi phạm tưởng như đơn giản nhưng hậu quả thì vô cùng nặng nề. Ở vụ án ở thôn Me, xã Nghĩa Trung (Việt Yên, Bắc Giang),
Lý Nguyễn Chung sau khi sát hại chị Nguyễn Thị Hoan đã trở về nhà ngủ. Từ chiếc áo dính máu vứt trong chậu của đối tượng mẹ kế Chung là Nguyễn Thị Lành và bố Lý Văn Chúc đã phát hiện ra hành vi tày trời của con. Một mặt đối tượng Chúc yêu cầu Chung phải về quê Lạng Sơn để tránh bị lộ, một mặt khống chế bà Lành để tội của Chung được giữ kín. Về đến quê Chung có kể lại chuyện tày trời cho anh chị nghe.
Hành vi che giấu tội cho con của gia đình ông Chúc, cùng với sự sai lầm trong điều tra của cơ quan chức năng Công an Bắc Giang khiến vụ án bế tắc. Và hậu quả gây ra vô cùng nặng nề: Ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị ngồi tù oan 10 năm...
|
Hành vi che giấu tội cho con của gia đình ông Chúc, cùng với sự sai lầm trong điều tra của cơ quan chức năng Công an Bắc Giang khiến vụ án bế tắc. Và hậu quả gây ra vô cùng nặng nề: Ông
Nguyễn Thanh Chấn đã bị ngồi tù oan 10 năm, còn kẻ phạm trọng tội lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật cũng bằng đấy thời gian. Hậu quả chưa dừng lại nếu tới đây phải xem xét, điều tra đến những cán bộ cơ quan tố tụng đã mắc sai lầm.
Nói đến hậu quả của việc che giấu người thân khi họ phạm tội thì vụ án
Dương Tự Trọng cũng là một trường hợp điển hình. Khi tổ chức cho anh trai
Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài để tránh tội, cựu đại tá – cựu Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng thừa hiểu rằng nếu vụ việc bị phát giác thì hậu quả sẽ rất lớn, sự nghiệp tan tành. Tuy nhiên vì bị tình cảm lấn át, chi phối nên Dương Tự Trọng vẫn thực hiện việc phạm tội.
Vị cựu đại tá còn kéo thêm 3 thuộc cấp, 1 người bạn và 2 tay chân xã hội vào cuộc. Khi việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng không thành, những người giúp đỡ phải chịu tội, nhà nước mất đi 4 cán bộ công an, trong đó Dương Tự Trọng là cán bộ cấp cao, làm xấu đi phần nào hình ảnh của người công an trong mắt dân.
Ông Trịnh Nhật Diệu - nguyên Kiểm sát viên (Viện Kiểm Sát Nhân Dân TP.Hà Nội):Pháp luật nghiêm khắc,nhưng cũng nhân văn Với những người không hiểu biết pháp luật, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn ít có cơ hội tiếp cận với thông tin, sẽ rất dễ mắc phải tội “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”. Khi biết người thân của mình phạm tội, vì tình cảm, lo sợ người thân bị pháp luật trừng trị nên không ít người hành động bừa do thiếu hiểu biết để rồi phạm tội. Pháp luật hình sự tuy nghiêm khắc, nhưng cũng nhân văn. Tại Điều 22 của Bộ luật Hình sự đã có quy định: “Người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng (có mức án từ từ 15 năm đến chung thân hoặc tử hình)” còn các tội phạm khác thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn với hành vi che giấu tội phạm, nó khác ở chỗ là đã có sự tác động giúp người phạm tội để tránh việc bị phát hiện, điều tra, xử lý. Khi đã có hành vi giúp người phạm tội trốn tránh luật pháp thì dù họ phạm tội nặng hay nhẹ, người che giấu tội phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
LS Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP.Hà Nội): Vẫn có cách giải quyết có lý,có tình
Xét ở góc độ thực tế, khi biết người thân của mình phạm tội chẳng ai lại nỡ đi tố cáo, đó là tâm lý chung. Để tránh việc vô tình trở thành người phạm tội vẫn có cách xử lý đúng tình người, đúng luật pháp. Nếu như ở vào hoàn cảnh biết người thân của mình phạm tội, dù bất kỳ tội nặng hay nhẹ thì cũng nên vận động, khuyên bảo họ ra đầu thú. Bởi đã gây tội thì khó có thể nào trốn tránh được pháp luật, trước sau gì cũng bị xử lý. Việc ra đầu thú có nhiều mặt lợi, thứ nhất với những tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, nếu người phạm tội ra đầu thú sẽ được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Nếu là người tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, việc vận động họ ra đầu thú sẽ giúp họ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bên cạnh đó còn tránh được cho những người thân mắc phải vòng lao lý vì hành vi không tố giác tội phạm.
|
Lương Kết (Lương Kết)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.