Đáp trả bằng... im lặngGây được sự chú ý từ các tác phẩm trước, “Khi chúng ta già” do chính Phạm Hồng Phước và ca sĩ chuyển giới Hương Giang thể hiện được chờ đón của không ít người hâm mộ trong dịp Lễ Tình nhân năm nay. Tuy nhiên, vừa ra mắt, ngay lập tức cộng đồng mạng đã nhanh chóng nhận thấy đến 80% ca từ của ca khúc này là nội dung một bài thơ được đăng trên mạng xã hội cách đây gần 1 năm.
Tác giả bài thơ này là chị Nguyễn Thị Việt Hà (cây bút của Tạp chí Văn nghệ Cà Mau) cũng đã lên tiếng về ca khúc: “Đây chính là nội dung của bài thơ “Khi chúng ta già” được tôi sáng tác dành tặng cho một người đặc biệt vào ngày 11.4.2013”. Ngoài ra, chị Việt Hà cho biết thêm: “Hồng Phước đã liên lạc với tôi và có nói rõ quá trình sáng tác dựa trên cảm xúc khi nhìn thấy những câu thơ này trên Facebook của một vài người bạn. Phước mong tôi thông cảm”...
ới sự việc “lùm xùm” này, Phạm Hồng Phước chọn cách im lặng – phương án dùng để xử lý hầu hết scandal của các nghệ sĩ. Nhưng im lặng để chứng minh mình đúng và im lặng để che giấu chân tướng sự thật là hai phạm trù khác nhau. Phước né tránh câu trả lời cho các thắc mắc, né tránh việc yêu cầu công khai xin lỗi và yêu cầu ghi chú thêm “phổ nhạc từ thơ” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà.
Phạm Hồng Phước và ca sĩ Hương Giang quảng cáo ca khúc “Khi chúng ta già”.
Trong giới giải trí đã và đang thịnh hành chiêu thức PR “hiệu ứng ngược”, không loại trừ khả năng sự im lặng có chủ ý này mang lại lợi ích không nhỏ đến cho Phạm Hồng Phước. Điều đáng nói hơn, Phạm Hồng Phước không chỉ là người của công chúng mà hiện đang là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Nữ nhà thơ khởi kiệnCâu chuyện của Phước làm gợi nhớ đến việc kiện tụng ca khúc “Hết yêu” do một nữ sinh tại Hà Nội sáng tác bị một nhạc sĩ tại TP.HCM chuyển từ dòng nhạc rap sang pop, mang đi đăng ký bản quyền và bán lại cho nhóm “Lọ Lem” (nay đã tan rã) vào năm 2006. Chuyện kiểm chứng thông tin không quá khó khăn trong thời buổi công nghệ hiện nay, vấn đề chỉ là thời gian, có e ngại rắc rối pháp lý hay không.
Trong Chương trình “Người giấu mặt” được phát sóng trên kênh VTV6 cách đây không lâu cũng từng đưa ra thử thách và bài học về tính trung thực cho các thí sinh với câu nói: “Đừng bao giờ đặt cược lòng trung thực của mình với bất cứ giá nào”. Tiếc thay, trong môi trường giải trí nước ta, lòng trung thực là một giá trị khó tìm trong những sự việc như thế này.
|
Sáng 17.2, tác giả Việt Hà đã chính thức gửi hồ sơ thông tin, khởi kiện Hồng Phước đến trường nơi ca sĩ - nhạc sĩ này đang theo học và các cơ quan chức năng. Chị bức xúc cho biết: “Tôi không cho phép Phạm Hồng Phước sử dụng bài thơ “Khi chúng ta già” của tôi để phổ nhạc và phát hành dưới mọi hình thức. Tôi quyết theo đuổi đến cùng vụ kiện, không phải vì bất cứ lý do gì, vì sứ mệnh gì, tôi chỉ muốn bảo vệ tôi, bảo vệ lòng tự trọng của bản thân tôi”.
Sử dụng chất xám, “ăn sẵn” trên sức lao động của người khác không phải chuyện hiếm trong xã hội hiện nay và dĩ nhiên những điều này vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Giới giải trí là nhóm người của công chúng đại diện cho một tầng lớp có tầm ảnh hưởng trong xã hội, nên nếu lòng trung thực, tự trọng bị vứt bỏ sẽ làm lệch lạc đến nhận thức không nhỏ đối với giới trẻ hiện nay. Angela Phương Trinh là một ví dụ khi từng được coi là một tài năng thì nay chỉ là một cô nàng với “biệt tài” khoe da thịt cùng những lời nói dối...
Bồng Sơn (Bồng Sơn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.