Nhìn lại diễn biến giao dịch của cổ phiếu ROS của CTCP FLC Faros kể từ khi niêm yết cho đến nay, có thể ví như một quá trình “quá nhanh quá nguy hiểm”. Lên sàn vào ngày 1/9/2016 với mức giá 9.300 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh sau các lần trả cổ tức bằng cổ phiếu), ROS đã tăng ròng rã lên mức đỉnh lần đầu tiên với 96.000 đồng, tương ứng mức tăng hơn 10 lần.
Sau đó, ROS điều chỉnh nhẹ rồi lập đỉnh lần hai tại mức 135.000 đồng và lập đỉnh kỉ lục tại 178.000 đồng vào đầu tháng 11 năm 2017. Như vậy, chỉ sau hơn 1 năm lên sàn, thị giá của ROS đã tăng tới 19 lần, một mức tăng trong mơ đối với nhiều nhà đầu tư. Nhưng đây lại là sự thực đối với ông Trinh Văn Quyết - Chủ tịch của FLC Faros và đồng thời là Chủ tịch của FLC. Các mức giá của ROS đã gắn liền với từng dấu mốc tài sản của “đại gia” này.
Diễn biến cổ phiếu ROS kể từ khi niêm yết.
Tại ngày 27/10/2016, cổ phiếu ROS đạt mức 79.100 đồng. Với việc nắm giữ 279,56 triệu cổ phiếu ROS và hơn 93 triệu cổ phiếu FLC tại thời điểm đó, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đạt 22.675 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng trên 1 tỷ USD, và chính thức trở thành tỷ phú đôla thứ hai trên sàn chứng khoán Việt chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup.
Đến ngày 14/11/2016, việc ROS tăng lên mức 116.200 đồng/cổ phiếu đã giúp khối tài sản của ông Quyết đạt hơn 33.246,74 tỷ đồng và “soán ngôi” ông Phạm Nhật Vượng để trở thành tỷ phú đôla số 1 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày ROS lập đỉnh 214.000 đồng vào đầu tháng 11/2017 cũng là dấu mốc lịch sử về khối tài sản của một cá nhân niêm yết sàn chứng khoán Việt Nam. Với 155 triệu cổ phiếu FLC trị giá 1.000 tỷ, 6 triệu cổ phiếu ART giá 90 tỷ và hơn 318,5 triệu cổ phiếu ROS có giá hơn 68.000 tỷ đồng, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã đạt đỉnh và chạm ngưỡng 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ đó ROS bắt đầu lao dốc không phanh kéo theo khối tài sản của ông Quyết “bốc hơi” chóng mặt. ROS đã sụt giảm 4 lần giá trị và chỉ còn quanh mức 42.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
Đà giảm của ROS đã khiến ông Quyết không còn là tỷ phú USD.
Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018, ROS đạt doanh thu 1.618 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kì năm trước. Công ty lãi ròng chỉ 88 tỷ đồng, giảm mạnh gần 40%. Với một công ty có vốn chủ sở hữu lên đến 5.766 tỷ đồng và vốn hóa hơn 23 ngàn tỷ đồng, kết quả kinh doanh này đã khiến cổ đông không thể an tâm và liên tục bán cổ phiếu.
Mặc dù cổ phiếu FLC gần đây cũng có mức tăng khá từ ngưỡng 4.600 đồng lên quanh 6.400 đồng/cổ phiếu, nhưng cũng không “thấm” vào đâu so với đà giảm của ROS. Khối tài sản của ông Quyết hiện giờ chỉ còn gần 17.000 tỷ đồng, vào khoảng 0,75 tỷ USD, tức đã bốc hơi hơn 52.000 tỷ đồng.
Như vậy so với thời kì huy hoàng tỷ đô cùng với ROS vào 2017, hiện tại ông Quyết không còn là tỷ phú đôla và đã tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Trong khi đó, các đại gia khác lại có mức tăng tài sản đáng nể và lần lượt vượt qua ông Quyết như: ông Phạm Nhật Vượng với 205 ngàn tỷ (khoảng 9 tỷ USD), bà Nguyễn Thị Phương Thảo với hơn 31 ngàn tỷ (khoảng 1,4 tỷ USD) và ông Trần Đình Long với hơn 19 ngàn tỷ.
Ông Trịnh Văn Quyết hiện sở hữu quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.851 tỷ đồng, tăng 25.045 tỷ đồng so với năm 2016, chính...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.