PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH - CĐ ngoài công lập rất hoan nghênh quyết định này, ông cho rằng, từ trước đến nay, điểm sàn có rất nhiều cái phi lý và không khoa học. “Mục đích của chúng ta là để đảm bảo chất lượng đầu vào, nhưng điểm sàn bắt buộc cả 3 môn đều phải ngang nhau và trên trung bình, như vậy vô tình sẽ đánh mất cơ hội của nhiều học sinh có năng lực” - ông Nhĩ nói.
Kỳ thi ĐH - CĐ năm nay sẽ bỏ điểm sàn (ảnh minh họa).
GS-TSKH Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH thì cho rằng, quy định điểm sàn đã ảnh hưởng tới tự chủ của các trường ĐH, CĐ. “Thực ra mỗi trường ĐH nên tùy theo yêu cầu ngành nghề đào tạo để tuyển chọn thí sinh phù hợp. Về khoa học, lấy tổng điểm 3 môn có sự phân bố khác nhau cộng lại làm mức điểm khống chế là hợp lý”. Cũng theo ông Thiệp, Bộ chỉ cần yêu cầu các trường có phương án tuyển sinh công bố công khai cho xã hội biết, Bộ chỉ góp ý, đánh giá chất lượng cuối cùng.
Không chỉ có các trường ngoài công lập, đại diện ĐH Thái Nguyên – PGS -TS Đặng Kim Vui cũng cho biết: “Mọi năm, các ngành khó tuyển khối nông, lâm của các trường ĐH địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn tuyển trầm trọng. Nếu điểm sàn có sự khác biệt giữa các vùng nông thôn, các ngành đặc thù khó tuyển sẽ bớt khó khăn hơn”.
Ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết: Các trường áp dụng kỳ thi chung sẽ có tiêu chí đảm bảo chất lượng chung, các trường có đề án thi riêng sẽ có ngưỡng riêng được hội đồng tư vấn đảm bảo chất lượng của Bộ góp ý, giám sát. Các trường thi theo đề án riêng nhưng vẫn xét tuyển theo kỳ thi “3 chung” thì phải chọn ngưỡng của “3 chung” để xét tuyển. Tuy nhiên, việc xác định các căn cứ cho ngưỡng tối thiểu thế nào thì ông Tuấn cho hay… vẫn chưa có kết luận cuối cùng. “Chúng tôi sẽ mở diễn đàn lấy ý kiến của xã hội, thời gian lấy ý kiến hoàn thành trước khi các trường thi xong” – ông Tuấn nói.
Tùng Anh (Tùng Anh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.