“Cần phải có thời gian, đầu tư với những gì đang có, dành thời gian 3 – 5 năm để xem thế nào rồi còn quyết định xem có tiếp tục đầu tư nông nghiệp nữa hay không”, ông Long cho biết.
Hoà Phát sẽ là doanh nghiệp thép thứ 2 ở Châu Á
Sáng nay, ngày 22.3, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018. Tại đại hội, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hoà Phát, cho biết năm 2017 doanh thu hợp nhất tập đoàn đạt 46.855 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2016. Đặc biệt lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt mức cao nhất trong lịch sử Hoà phát khi đạt 8.015 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch và tăng 21% so với năm trước. Trong kết quả trên, lĩnh vực thép (thép xây dựng, ống thép, tôn mạ) đóng vai trò chủ đạo, đóng góp tới gần 90% doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
“Hoà Phát đã xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016. Trong tổng sản lượng trên, thép xây dựng chiếm 2,2 triệu tấn, ống thép đóng góp 600.000 tấn và còn lại là tôn mạ kẽm. Bên cạnh đó, Hoà Phát đã xuất bán ra thị trường trong và ngoài nước 79.000 tấn phôi thép. Với kết quả này, Hoà Phát củng cố vị thế số 1 của mình trong ngành thép Việt Nam”, ông Dương nhấn mạnh.
Hoà Phát củng cố vị thế số 1 của mình trong ngành thép Việt Nam (Ảnh: MH)
Với kết quả đó, HĐQT đặt kế hoạch kinh doanh năm 2018 của Hoà Phát với vốn điều lệ dự kiến đến tháng 12.2018 là 21.239 tỷ đồng, doanh thu đạt 55.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.042 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 30%.
Về kế hoạch lợi nhuận, nhiều cổ đông tỏ ý không hài lòng với con số này. Tỷ phú USD Trần Đình Long cho biết, kế hoạch lợi nhuận năm 2018 như vậy là cao rồi. Theo tổng hợp từ các công ty thành viên thì lợi nhuận chỉ hơn 6.000 tỷ đồng thôi, HĐQT nâng lên đặt xuống rồi mới quyết định con số này.
“Năm 2018 chỉ có một cái mới, đó là sản phẩm tôn mạ màu tháng 5 tới bắt đầu ra thị trường. Mà sản phẩm mới thì phải làm thị trường nên năm 2018 chưa có hy vọng gì nhiều. Doanh thu dự kiến năm 2018 là 3 nghìn tỷ đồng, năm 2019 dự kiến lên 9 nghìn tỷ đồng. Do vậy, chưa hy vọng sản phẩm này đóng góp nhiều vào lợi nhuận năm 2018”, ông Long phân tích.
Ông Long cho biết thêm, năm 2018 không có gì mới, chỉ là hoàn thiện lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người... để tăng lợi nhuận. “Thực tế, gia tốc một số nhà máy đã lên đỉnh điểm, nhà máy ở Hải Dương theo định kỳ là phải dừng để bảo trì và gia tăng công suất. Bên cạnh đó, dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất chưa hoàn thành. Khi dự án này đi vào hoạt động vào năm 2020 thì doanh thu chắc chắn sẽ tăng gấp đôi. Do vậy, kế hoạch lợi nhuận năm 2018 dựa trên cơ sở khách quan”, ông Long cho biết.
Ông Long cho biết thêm, năm 2018 Hoà Phát tập trung toàn lực nhân lực, tài lực để hoàn thiện dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất. Đến năm 2020 hoàn thành dự án này, tại Việt Nam chúng ta đứng thứ nhất, thứ 2 trong lĩnh vực thép, trong khu vực châu Á cũng đứng thứ nhất, thứ nhì và sẽ lọt vào Top 50 doanh nghiệp thép lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, ông Long cho biết thêm để hoàn thiện khu liên hợp gang thép Dung Quất, có rất nhiều việc phải làm như phải nghiệp vụ về cảng, giao thông, có cả công ty đường sắt. “Rồi phải làm nhà máy điện, nhà máy nước.... tất cả những công việc này mới hoàn thành được khu liên hợp”.
Lần nào chia cổ tức bằng cổ phiếu giá cũng tăng trở lại
Một vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm đó là việc Mý áp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm thép Việt Nam có tác động gì tới Hoà Phát và đối phó thế nào với thép nhập khẩu của Trung Quốc.
Về vấn đề này, tỷ phú USD Trần Đình Long cho biết, chính sách của Hoà Phát là luôn xây dựng tính toán làm sao ngành hàng sản xuất thô, có tính địa phương. Về mặt tổng thể vĩ mô, Hoà Phát không dành quá nhiều xuất khẩu. “Theo chủ trương lấy nhiều thị trường, theo đuổi chính sách “bỏ trứng vào nhiều giỏ” vậy nên việc mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam không ảnh hưởng lớn lắm, hay nói cụ thể là ảnh hưởng rất nhỏ tới Hoà Phát”, ông Long cho biết.
Ông Long nhấn mạnh, chủ trương của Hoà Phát không dành cho việc giành đối phó với chính sách chống lại việc áp thuế bán giá của mỹ, mà chọn bỏ trứng vào nhiều giỏ.
“Còn việc Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ từ 2 năm trước, hơn nữa, Trung Quốc chỉ là quốc gia đứng thứ 11 trong xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ, do vậy, chính sách thuế này không ảnh hưởng nhiều tới Trung Quốc”, ông Long cho biết thêm.
Về lo ngại sự cạnh tranh của dự án thép Formosa, ông Long cho biết cách đây 3 – 4 tháng, ông chủ tịch Tập đoàn Formosa đã đến thăm Hoà Phát và nói chuyện với tôi, suất đầu tư của Formosa khoảng 12 – 13 tỷ USD. Trong khi tổng suất đầu tư vào khu liên hợp gang thép Dung Quất của Hoà Phát chỉ 500 triệu USD.
Sẽ không tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (Ảnh: MH)
“Hơn nữa, vốn đối ứng của dự án Formosa là 70% là vốn vay nên giá thành chắc chắn sẽ cao, sức cạnh tranh của họ với Hoà Phát là rất không đáng ngại”, ông Long nhấn mạnh.
Về lo ngại giá cổ phiếu giảm, bị pha loãng vì kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu của Hoà Phát, ông Long cho biết, xem lại lịch sử thì 4 – 5 lần chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông đều kêu, nhưng sau đó giá cổ phiếu HPG đều tăng.
“Tôi nghĩ cổ đông không lo cổ phiếu bị pha loãng, với mức doanh thu như vậy thì giá trị doanh nghiệp phải tương đương tầm 30 tỷ USD. Tôi nghĩ trước đây cổ phiếu của Hoà Phát cô đặc quá. Năm 2017 chắc chắn là trả bằng cổ tức, còn năm 2018 thì chưa chắc chắn, để xem có làm ra tiền không đã. Về nguyên tắc, một công ty đang đầu tư dự án thì cần phải đầu tư toàn nhân lực vật lực, tài lực cho dự án đó”, ông Long cho phân tích.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.