U nang buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?

M.S Thứ hai, ngày 29/01/2018 14:50 PM (GMT+7)
U nang buồng trứng là một bệnh ở phụ nữ, u nang buồng trứng có những dấu hiệu nào và liệu còn cơ hội có con? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Bình luận 0

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng có thể hiểu đơn giản là ở trên bề mặt hoặc bên trong buồng trứng chứa tập hợp những tế bào và túi chứa dịch nhày. Bệnh nhân khó có thể phát hiện ra bệnh do những triệu chứng của bệnh dễ bị gây nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

img

Tóm lại, u nang buồng trứng là một bệnh lành tính. Tuy nhiên không thể lơ là với bệnh này vì một số trường hợp u nang buồng trứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xoắn buồng trứng…

Thông thường, với những bệnh nhân bị u nang nhưng có kích thước nhỏ thì có thể không cần điều trị vì nó không thực sự làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của chị em. Ngược lại, với những bệnh nhân có mức độ bệnh nặng hơn và có dấu hiệu phát triển nhanh chuyển sang dạng ác tính thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những biểu hiện của u nang buồn trứng:

U nang buồng trứng làm bạn xuất hiện những cơn đau:

Nhưng những cơn đau này lại dễ khiến cho bệnh nhân nhận định nhầm sang một số bệnh phụ khoa khác: viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung ... Nếu thấy sau khi quan hệ, hay làm việc nặng bạn nhận thấy có nhiều cơn đau kéo dài thì bạn nên lưu tâm. 

U nang buồng trứng có thể khiến kinh nguyệt bất thường:

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu tiếp theo cho thấy chị em có thể đã bị mắc u nang buồng trứng. Kinh nguyệt có thể ra ít hay ra nhiều, bị chậm kinh nguyệt thậm chí có tháng không xuất hiện kinh nguyệt thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn. 

U nang buồng trứng có thể gây cảm giác khó chịu trong tử cung

Cảm giác khó chịu trong tử cung nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng mình đã có thai. Trên thực tế, đôi khi đây là những dấu hiệu do bệnh u nang buồng trứng hình thành và phát triển gây ra, khiến cho buồng trứng buộc phải chèn ép lên các bộ phận khác nên gây đau tức.

U nang buồng trứng ngoài các dấu hiệu để nhận biết ở trên còn có một số biểu hiện mà chị em cần lưu ý: Vùng chậu bị đau theo từng cơn, kéo dài liên tục, lan dọc sang phần thắt lưng, xuống hai bên đùi. Âm đạo chảy máu bất thường, khi quan hệ bị đau, có dấu hiệu rối loạn đại tiện ... Ngoài khả năng bạn đã bị bệnh u nang buồng trứng thì bạn cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung hay ung thư buồng trứng ...

Bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng thường không ngăn cản bạn có thai, mặc dù đôi khi nó có thể khiến bạn khó khăn hơn trong việc thụ thai.

Nếu bạn cần loại bỏ u nang, bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc để giúp bạn giữ được khả năng sinh sản của mình. Điều này cũng có nghĩa là họ chỉ loại bỏ các u nang mà giữ cho buồng trứng còn nguyên vẹn hoặc chỉ loại bỏ một bên buồng trứng.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng là điều cần thiết thì bạn cần phải thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi phẫu thuật nhé!

Tóm lại, u nang buồng trứng là một bệnh lành tính. Tuy nhiên không thể lơ là với bệnh này vì một số trường hợp u nang buồng trứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xoắn buồng trứng… gây ra các cơn đau khủng khiếp, những đợt chảy máu trong ào ạt, nhiễm trùng và thậm chí làm mô buồng trứng bị hoại tử.

Các biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể phòng tránh được bằng cách nâng cao sức khỏe và có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lí.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa u nang buồng trứng:

Hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Thay vào đó, ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hydrocacbon, cenlulose… Đồng thời, uống đủ từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hay stress trong công việc, làm việc điều độ kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường các bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước các loại bệnh tật.

Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc co nguy cơ gây bệnh u nang buồng trứng

Một số thuốc có chứa hoocmon làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng ở phụ nữ, vì vậy khi dùng thuốc bạn nên cẩn trọng hỏi rõ thành phần thuốc và các tác dụng phụ mà thuốc gây ra cho cơ thể.

Khám phụ khoa định kỳ phát hiện những dấu hiệu bất thường để phòng ngừa u nang buồng trứng:

Thời gian khám phụ khoa định kỳ phù hợp nhất là từ 4-6 tháng/ 1 lần, đây là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ, việc thường xuyên theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc phòng và điều trị bệnh.

HỎI ĐÁP chuyên gia: U nang buồng trứng, liệu còn cơ hội có con?

Hỏi: Em năm nay 32 tuổi, 3 năm mà chưa có con. Khi đi khám bác sĩ bảo em bị buồng trứng đa nang, niêm mạc mỏng. Đã điều trị bằng kích trứng nhiều lần nhưng vẫn không có trứng. Trường hợp của e phải điều trị như thế nào ạ? Liệu em còn có cơ hội nào để có con hay không?

Trả lời:

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) một cặp vợ chồng chung sống với nhau, có quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng các biện pháp tránh thai mà chưa có thai được thì xếp vào nhóm vô sinh nguyên phát.

Trong nhóm nguyên nhân vô sinh nguyên phát đối với nữ thì có khoảng 60-70% là do rối loạn phóng noãn. Và đa số là do Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome) (PCOS) với 3 đặc điểm chủ yếu: Rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh; Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm; Cường Androgen (Với các biểu hiện như rậm lông, mụn trứng cá, béo phì…)

Chỉ cần bạn có 2/3 tiêu chuẩn đủ để chẩn đoán Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS gây ra rối loạn phóng noãn và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nội mạc tử cung theo 2 hướng (quá sản nội mạc hoặc nội mạc tử cung kém phát triển). Để điều trị được PCOS bạn cần đến đúng chuyên khoa Hiếm Muộn hoặc các bệnh viện chuyên khoa về vấn đề này. Điều trị PCOS có 2 phương án:

1.Điều trị nội khoa: Cải thiện tình trạng phóng noãn tự nhiên hoặc sử dụng thuốc kích thích buồng trứng.

2.Phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng (LOD).

Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản để tăng cơ hội có thai cho bạn. Trường hợp của bạn vẫn có hi vọng có thai được nếu điều trị đúng cách. Do đó, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Hiếm muộn để được khám, tư vấn và điều trị sớm.

Bs. Hoàng Thị Thu Hà

(Trưởng khoa Hiếm Muộn, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Hà Nội)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem