Ukraine bất ổn: Xe tăng, trực thăng Trung Quốc bị “vạ lây”?

Thứ bảy, ngày 19/04/2014 19:24 PM (GMT+7)
Tình trạng bất ổn leo thang ở đông nam Ukraine có thể tạo ra những “rắc rối” không nhỏ cho việc mua sắm vũ khí của Trung Quốc. Bởi vì đây là nơi Ukraine thiết kế, sản xuất các vũ khí tiên tiến cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Bình luận 0
Xe tăng chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc sử dụng động cơ 6TD2 của Ukraine
Xe tăng chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc sử dụng động cơ 6TD2 của Ukraine.


Theo tập đoàn
quốc phòng nhà nước Ukraine Ukroboronprom cho biết, các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo chiến thuật, radar và hệ thống hàng không chủ yếu được Ukraine sản xuất tại Donetsk và Dnipropetrovsk.

Trong khi đó, các thành phố khác gồm Kharkiv và Luhansk lại là trung tâm sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-34 , T-64 , T- 80UD và các loại xe bọc thép. Ngoài ra, động cơ máy bay quân sự chủ yếu thiết kế và sản xuất tại thành phố đông nam Zaporizhia.

Tuy nhiên, tại các thành phố ở khu vực đông nam Ukraine kể trên lại đang diễn ra tình trạng bất ổn. Theo tạp chí quốc phòng Kanwa có trụ sở tại Canada nhận định, tình trạng này leo thang có thể sẽ làm chậm sự phát triển các máy bay trực thăng, huấn luyện, hệ thống radar và xe tăng.

Lí do vì hiện nay Trung Quốc đang dựa vào động cơ AI-222 do Công ty cổ phần Motor Sich Public tại Zaporizhia sản xuất để dùng cho máy bay huấn luyện L-15. Đồng thời loại động cơ diesel 6TD-2 do Phòng thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov tại Kharkiv cũng là thành phần rất quan trọng để Trung Quốc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000 cho Quân đội Giải phóng Nhân dân của nước này.

Theo thống kê của các phương tiện truyền thông, trong 10 năm qua, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Nga diễn ra trong tình trạng ảm đạm. Ngược lại giữa Trung Quốc và Ukraine lại khá thường xuyên, hằng năm trao đổi thương mại quân sự giữa hai bên đạt trên 500 triệu USD.

Đây là động cơ 6TD2 được sản xuất tại Ukraine
Đây là động cơ 6TD2 được sản xuất tại Ukraine.

Nếu không có động cơ của Ukraine, không chỉ việc sản xuất các máy bay huấn luyện K-8, L-15 của Trung Quốc mắc kẹt mà một loạt trực thăng của nước này cũng ngưng trệ. Cụ thể như các loại trực thăng Mi-17, Mi-171 đều sử dụng động cơ được sản xuất tại Ukraine.

Thậm chí tờ Kanwa còn cho biết, tình trạng bất ổn ở Ukraine khi ảnh hưởng tới hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Nga sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới nước thứ ba trong đó có Trung Quốc, một nước vốn có mối quan hệ hợp tác "tay ba" với Nga và Ukraine trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Bằng chứng trước đây việc đại tu máy bay Su-27 của Trung Quốc là có sự trợ giúp của Ukraine.

Tuy nhiên, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine có sự lâu dài liên tục như vậy có thể vì những nguyên nhân như: giữa hai nước không có xung đột về địa chính trị, Ukraine lại cởi mở hơn trong vấn đề bảo mật công nghệ so với Nga và Belarus, đồng thời giá thành các mặt hàng của Ukraine rẻ hơn so với Nga, kể trong công đoạn bảo dưỡng, sửa chữa.

Không chỉ cung cấp các động cơ máy bay trực thăng, máy bay huấn luyện cho Trung Quốc, Ukraine còn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Sang năm 2013, Trung Quốc và Ukraine còn mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự lâu dài hơn. Các xe tăng chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc được sử dụng động cơ diesel 6TD2 được sản xuất tại Ukraine. Thậm chí Trung Quốc còn nhập khẩu cả loại động cơ này để xuất khẩu.

Tờ Kanwa còn tiết lộ thêm, Trung Quốc Ukrainecũng tiến hành hợp tác trong khá rộng trong lĩnh vực hải quân. Chi tiết như tàu sân bay Liêu Ninh có sử dụng thiết bị sản xuất ở Ukraine. Như thế, nếu tình hình ở Ukraine tiếp tục biến động chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát triển tàu sân bay của Trung Quốc.

Minh Nhân (theo Wanchinatimes/ifeng) (Minh Nhân (theo Wanchinatimes/ifeng))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem