Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật, người trồng nho hồng hưởng lợi kép

Thu Hà Thứ năm, ngày 27/12/2018 06:05 AM (GMT+7)
12 hộ dân trồng nho ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) hỗ trợ giống nho hồng NH01-152, phân bón, chế phẩm sinh vi sinh vật và được “cầm tay chỉ việc” tập huấn kỹ thuật để thực hiện mô hình trồng nho theo hướng an toàn sinh học.
Bình luận 0

Xây dựng cánh đồng lớn sản xuất nho

Vụ hè - thu 2018, huyện Ninh Hải triển khai xây dựng cánh đồng lớn sản xuất nho ở xã Vĩnh Hải quy mô 30ha, với kỳ vọng tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển nghề trồng nho. Đây là khu sản xuất nho kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, có sự đổi mới về hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sử dụng giống mới. Sát cánh cùng địa phương, các cấp Hội ND tỉnh Ninh Thuận đã vào cuộc giúp bà con thực hiện chương trình.

Ông Nguyễn Văn Tính – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Đầu tháng 12 vừa qua, Hội ND tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp T.Ư Hội NDVN hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nho hồng (NH01-152) tại xã Vĩnh Hải theo hướng an toàn sinh học với diện tích 2,4ha, có 12 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 550 triệu đồng, theo đó các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón, chế phẩm vi sinh vật…

Cũng theo ông Tính, giống nho NH01-152 được Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố cung cấp, chọn tạo cho bà con sản xuất. Điểm nổi trội của giống nho này là trái thon dài, ít hạt, mỗi chùm trọng lượng đạt từ 0,5 -1,5kg.

img

Khách du lịch tham quan vườn nho tại thôn Thái An (xã Vĩnh Hải).  ảnh: Thanh Long

Theo ông Phạm Văn Phước - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Phát triển công nghệ (thuộc Viện Nghiên cứu Bông 

Việc Hội ND tỉnh phối hợp T.Ư Hội NDVN triển khai thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Biowish đã mang lại không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho hội viên, ND, nhất là ND vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài và đất đai cằn cỗi”.
Ông  Nguyễn Văn Tính  - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận

và Phát triển nông nghiệp Nha Hố), giống nho mới NH01-152 được nghiên cứu lai tạo thành công từ trồng trên gốc ghép của giống nho dại, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các giống nho khác.

Cụ thể: Thời gian sinh trưởng của giống nho NH01-152 từ khi cắt cành đến tận thu là 125-135 ngày, khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh khá. Quả nho to, hình bầu dài, khối lượng quả từ 5,5 – 8,0gram, chùm quả lớn, dạng chùm thon dài, khối lượng chùm từ 0,3 – 1,2 kg/chùm, quả ít hạt (chỉ từ 1 – 2 hạt/quả). Tiềm năng năng suất từ 13 – 16 tấn/ha/vụ, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 20 tấn/ha/vụ, độ đường cao từ 16 – 18 độ brix (tùy vào điều kiện canh tác).

Đặc biệt, giai đoạn ra hoa, mặc dù thời tiết nắng nóng gắt nhưng cây vẫn đậu được quả. Khi gặp mưa cũng khó tụt bông, quả ít bị nứt. Khi chín, trái màu đỏ tươi ở cuối quả, mẫu mã đẹp, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ sinh học Biowish

Theo Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Tính, người trồng nho ở xã Vĩnh Hải tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Enzyma hướng dẫn cách sử dụng, giới hiệu về lợi ích của các sản phẩm công nghệ sinh học Biowish để trồng giống nho NH01-152 hiệu quả. Qua đó góp phần giúp người nông dân sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất.

 “Việc Hội ND tỉnh phối hợp T.Ư Hội NDVN triển khai thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Biowish đã mang lại không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho hội viên, nông dân, nhất là ND vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài và đất đai cằn cỗi. Người trồng nho trong tỉnh được tập huấn, sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Biowish nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận” – ông Tính khẳng định.

Năm 2017, anh Nguyễn Đương (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải) là nông dân đầu tiên trồng thành công và có thu nhập cao từ nho giống mới NH01 – 152 với diện tích 5.000m2. Sau thời gian chăm sóc, vườn nho của anh  cho thu hoạch, đạt hơn 4 tấn quả, với giá bán từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, cao gấp 4- 5 lần so với giống nho truyền thống. 

Sau khi trừ chi phí, anh Đương lãi khoảng 200 triệu đồng. Tiếp đà thắng lợi, vụ nho năm 2018, anh Đương đã nhân rộng thêm 2.000m2 nữa, nâng tổng diện tích trồng giống nho NH01 – 152 là 7.000m2. Mới đây, anh  Đương là một trong những hộ được Hội ND lựa chọn tham mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nho hồng NH01-152 với diện tích 2.000m2.

Anh  Đương phấn khởi nói: “Tham gia mô hình này, chúng tôi rất phấn khởi vì được hỗ trợ một phần chi phí đầu tư giống, phân bón, chế phẩm vi sinh sinh học Biowish… Bên cạnh đó, chúng tôi còn được cán bộ kỹ thuật của công ty “cầm tay, chỉ việc” tập huấn, sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Biowish nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Hiện chúng tôi mới xuống giống trồng nho. Tôi hy vọng, tới đây chúng tôi sẽ có vụ nho bội thu hơn”.

Tích cực ứng dụng công nghệ sinh học
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 1.300ha trồng nho, nhưng chủ yếu là giống nho đỏ Cardinall và nho xanh NH01-48. Các giống nho này đang trong tình trạng bị thoái hoá nên khả năng chống chịu sự khắc nghiệt của môi trường và sâu bệnh ngày càng giảm sút, năng suất và chất lượng quả giảm dần…

Với kết quả và ưu điểm vượt trội của nhiều mô hình sản xuất giống nho mới NH 01-152 theo quy trình VietGAP, tỉnh đã có chỉ đạo Sở NNPTNT tích cực phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp về giống cũng như ứng dụng công nghệ sinh học để tiếp tục nhân rộng diện tích trồng giống nho mới. Đồng thời, sớm tiến hành thủ tục công nhận sở hữu trí tuệ để làm thương hiệu cho tỉnh và nâng cao giá trị sản phẩm cho nông dân trồng nho trong thời gian tới.

Tập huấn về Biowish cho 100 cán bộ, ND 
Ông Nguyễn Văn Tính – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận cho hay, mới đây Hội ND tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp  Công ty TNHH Enzyma tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng công nghệ sinh học Biowish trong sản xuất nông nghiệp” cho trên 100 hội viên, nông dân, cán bộ Hội ND các cấp.
Các học viên đã được cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Enzyma hướng dẫn cách sử dụng, giới hiệu về lợi ích của các sản phẩm công nghệ sinh học Biowish trong xử lý môi trường, sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Việc tập huấn sẽ giúp người nông dân sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất.
“Thời gian tới, Hội ND tỉnh Ninh Thuận cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động để nhiều nông dân biết, ứng dụng chế phẩm sinh học Biowish, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương” – ông Tính nói.
Đức Thịnh
 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem