Văn chương đồng hành với nỗi khổ đau...

Thứ tư, ngày 26/03/2014 11:17 AM (GMT+7)
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vừa ra mắt cuốn sách tuyển những bài phê bình của ông, với cái tên độc đáo - “Nhà văn như Thị Nở”. NTNN trò chuyện với ông về cuốn sách này.
Bình luận 0
Thưa nhà phê bình, cái tên cuốn sách của ông nghe gây sự quá, “Nhà văn như Thị Nở”, tức người đọc như… Chí Phèo?

- Không hẳn là thế. Tên sách không hàm ý mệnh đề suy diễn như vậy. Nói nhà văn như Thị Nở ý tôi chỉ muốn nói người làm văn chương luôn đồng hành với những nỗi khổ đau của con người, để con người ngay cả những lúc sa cơ cùng quẫn nhất vẫn còn hy vọng, vẫn còn nuôi dưỡng được tính người của mình.

Trong tương quan này thì Chí Phèo là hiện thân của con người bị đẩy vào những hoàn cảnh mất tính người. Chỉ Thị Nở mới giúp Chí Phèo có khả năng thức tỉnh để vùng vẫy thoát ra khỏi hoàn cảnh đó.

img


Truyện Chí Phèo của Nam Cao nhiều người đã đọc nhưng khi nghĩ ra được ý này tôi rất tâm đắc. Và tôi cũng rất thích câu thơ của nhà thơ Quang Huy khi ông nói lên nỗi niềm Thị Nở với Chí Phèo là “Người ta mặc kệ người ta/Chỉ em rất thật đàn bà với anh”. Nhà văn như Thị Nở chính là cái “rất thật đàn bà” đó.

Dưới tên sách có dòng đề “Nguyên văn 1”, nghĩa là sao?

- Điều này trong lời “Thưa cùng bạn đọc” tôi đã có nói. Xin trích ra đây: “Khoảng dăm bảy năm trước, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, tôi có nói là sắp tới sẽ cho xuất bản 5 cuốn sách của mình gồm những bài viết phê bình văn chương, tranh luận văn học, dịch thuật (văn, thơ, lý luận).

Mỗi cuốn tên tác giả và tác phẩm chỉ bằng hai chữ ghép lại, sẽ có: “Nguyên văn” - tức những bài viết phê bình của Nguyên, “Nguyên luận”- tức những bài tranh luận của Nguyên, rồi “Nguyên ngữ” (3 tập) - tức những tác phẩm dịch thuật của Nguyên. Đấy là một cách chơi chữ tên cha sinh mẹ đẻ của mình thành ra lối nói thuận trong trường văn thôi. Nay ra cuốn sách viết đầu tiên của mình tôi nhớ lại lời hứa trước đây nên lấy tên sách là “Nhà văn như Thị Nở” kèm theo phụ đề “Nguyên văn 1”. Như thế nghĩa là có hứa hẹn những “Nguyên văn” khác, ví như cuốn 2 đang làm sẽ mang tên là “Đông Ki Sốt điên hay tỉnh...”.

Theo ông tự đánh giá, khả năng bao quát văn học Việt Nam của cuốn sách được đến mức độ nào?

- Trong cuốn sách đầu tiên này của tôi tập hợp 59 bài viết về 51 gương mặt nhà văn hiện đại. Các nhà văn này sống trải dài trong thế kỷ 20 đến những năm đầu thế kỷ 21, từ những gương mặt thời tiền chiến, cho đến các nhà văn đã qua hai cuộc chiến tranh, đến những tác giả thời đổi mới và những tác giả mới hơn.

Tuy nhiên cuốn sách vẫn còn thiếu bài viết về một số nhà văn tiêu biểu, nhất là những bài viết về các tác giả của văn học miền Nam trước 1975 và văn học hải ngoại là hai mảng đề tài tôi có quan tâm. Cũng có những nhà văn nhà thơ tôi đã có bài viết nhưng chưa tìm lại được bản thảo, như Phạm Quỳnh, Thanh Tâm Tuyền, Võ Phiến, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Việt Hà... Tôi sẽ cố gắng tìm lại và đưa vào lần tái bản sách, nếu có.

Cuốn sách có 2 phần, nhưng phần các tác giả đương đại còn mỏng quá, và các tác giả (tạm gọi là) trẻ thì chỉ có mình Vi Thùy Linh. Trong khi người ta thấy, Phạm Xuân Nguyên là người rất hay lên tiếng cho những tác giả đương đại và trẻ. Tại sao?

Ông có gì nhắn gửi tới những người đọc quan tâm đến cuốn sách này?
- Tôi mong độc giả đọc “Nhà văn như Thị Nở” như một câu chuyện tâm tình của tôi kể lại những ấn tượng, những cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đã đọc, đã sống với những nhà văn hiện đại và trang viết của họ. Một câu chuyện tâm tình được gợi mở, thôi thúc từ ngòi bút của nhà văn, được viết lại và viết thêm với ngòi bút của nhà phê bình.

- Điều ấy đúng. Có thể một lý do là tôi hay ủng hộ cái mới, cái trẻ nhưng phần lớn là theo phong trào và mang tính thời sự, mà ít tập trung và chuyên sâu vào những tác giả nổi bật. Đó cũng là một bất cập của tôi khi viết theo dòng thời sự văn học.

“Nhà văn như Thị Nở” là cuốn sách viết đầu tiên của ông. Có thể coi nó như sự đánh dấu một chặng đường nghề văn ông đã đi qua. Ông nghĩ gì về chặng đường đã qua, và những dự định sắp tới?

- Như tôi đã nói trong lời thưa cùng bạn đọc ở đầu sách, đây là cuốn sách viết đầu tiên của tôi sau nhiều năm làm nghề. Đúng là có thể coi nó như cột mốc đánh dấu một chặng đường đã đi qua khi tôi dàn trải ngòi bút trên nhiều tác giả, nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng của văn chương, nhất là viết theo tính chất bám sát đời sống văn học.

Sau khi “Nhà văn như Thị Nở” ra mắt, tôi sẽ tập hợp tiếp các bài viết của chặng nghề thứ nhất này theo từng chủ đề một để ra thêm mấy cuốn nữa. Coi như là khép lại chặng đầu. Sau đó tôi sẽ cố gắng đầu tư vào 1-2 cuốn sách chuyên sâu về một vài tác giả tiêu biểu và một thời kỳ văn học. Đó là phần viết mang tên Phạm Xuân Nguyên.

Còn phần dịch mang tên Ngân Xuyên, tôi cũng sẽ tập hợp các bản dịch của chặng đường đã qua để cho ra “Nguyên ngữ” với cuốn 1 là truyện ngắn, cuốn 2 là thơ, cuốn 3 là nghiên cứu - lý luận - phê bình. Thực ra “Nguyên ngữ 1” đã có – đó là tập truyện ngắn dịch “Cô dâu hay con hổ” do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM in năm 2012. Một khi đã khởi động rồi thì có đà để làm tiếp.

Xin cảm ơn ông!
Diệu Thủy (thực hiện) (Diệu Thủy (thực hiện))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem