Suối Yến (hay còn gọi là Yến Vĩ) là một con suối nhỏ nằm khiêm tốn trong khu du lịch Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Sở dĩ suối có tên như vậy là do hình dáng của nó trông giống như đuôi của một con chim yến đang xòe rộng. Từ con suối này, theo dòng những con thuyền nhỏ ngược xuôi tấp nập nhưng vẫn theo hàng theo lối, ta có thể chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp của vùng Hương Sơn. Và đặc biệt, đây chính là cửa ngõ để ta có thể vào thăm ngôi chùa Hương nổi tiếng của đất Việt.
Những ngày đầu năm, dòng Suối Yến tấp nập những chuyến đò ngược xuôi trở du khách hành hương và các phật tử về với đức Phật.
Thầy Thích Minh Hiền (chủ trì chùa Hương) cho biết: Các cụ xưa có nói rằng ở phía ngoài hay còn gọi là bến đục – biểu tượng cho sự trần tục. Thế nên khi bước lên suối Yến và khi trở về các chùa trong tâm can con người ta đã khác đi rồi, tự nhiên bỏ được những thói tục để sống rất thanh tịnh, thánh thiện.
Suối Yến ngày xưa có nhiều người định đắp một con đường đi vào đó, miễn làm sao đi vào trong nhanh nhất vào năm 1983 nhưng mà cuối cùng cũng không được, đã đắp rồi nhưng do thời tiết, khí hậu, nước, đất mềm nên đắp lên rồi nó tự vỡ đi - thầy Hiền nói.
Ông Văn, một người lái đò hơn 10 năm nay cho hay: Những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, dù đường xá đi lại khó khăn nhưng chùa Hương vẫn tấp lập trong mùa lễ hội, bến đục vẫn có hàng trăm chiếc thuyền gỗ ra vào mỗi ngày, du khách ra vào những ngày đó chưa đông như bây giờ.
Đã đến chùa Hương thì không thể không đến động Hương Tích. Tương truyền đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo và hiển linh ở nơi này.
Hơn ba chục năm trước di tích này vẫn còn nét hoang sơ, tự nhiên vốn có, có lẽ vì vậy mà cảm giác thanh tịch dễ cảm nhận hơn.
Cảnh vật đã ít nhiều thay đổi trước sự phát triển quá nhanh của các dịch vụ lễ hội nhưng chùa Hương vẫn là nơi để người dân bày tỏ khát vọng về một năm mới, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia đình.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp dòng Suối Yến vào động Hương Tích:
Hàng trăm chuyến đò nối đuôi nhau trông tựa như một đàn chim sải cánh trên bầu trời.
Non nước hữu tình, có lẽ bởi vậy mà lòng người cũng thanh tịch.
Tiếng khua chèo của người lái đò cần mẫn ngược xuôi đưa du khách vãn cảnh suốt 4km trên dòng Suối Yến.
Cảm giác thoát tục khi vãn cảnh đẹp nơi này, dù chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Nụ cười tươi rói trên dòng suối thơ mộng.
Đôi bờ cảnh đẹp hữu tình, hoang sơ.
Ngồi thuyền, ta thỏa thuê ngắm làn nước mát xanh, các hình khe thế núi gần xa của Hương Sơn.
Những con thuyền tấp nập ngược xuôi.
Mỗi ngọn núi nơi đây đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ suối.
Đã đến chùa Hương thì không thể không đến chiêm bái, vãn cảnh động Hương Tích.
Tương truyền đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo và hiển linh ở nơi này.
Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.
Trông động như là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc.
Người dân hứng "dòng sữa mẹ" ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.