“Đồng bạc xanh” xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước Venezuela, nơi đây, 1 đồng đô la có thể mua được khoảng 60.000 Bolivar (đồng tiền Venezuela) trên thị trường chợ đen. Điều này đang tạo ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp địa phương bởi các ngân hàng Venezuela không được cung cấp tài khoản ngoại tệ.
Để giữ an toàn, một nhân viên bán bảo hiểm ở phía tây San Cristóbal phải cất các đồng đô la nhận từ khách hàng vào bồn cầu ở văn phòng của cô. Một tổng thầu không thể chuyển tiền vào tài khoản của anh ta ở Mỹ nên đã đưa tiền mặt cho vợ và mẹ của anh đi từ Caracas đến Miami với 9.900 USD/người, số tiền giới hạn cần thiết để báo cáo cho cơ quan hải quan Mỹ.
Kẹo mút cũng bán bằng đồng đô la trên đường phố Venezuela. Ảnh Bloomberg
Theo Luis Godoy, cựu phó giám đốc cảnh sát tư pháp, hiện đang làm tư vấn an ninh, đây hoàn toàn là tiền hợp pháp, không phải là hành động rửa tiền. Ông cũng đặt ra câu hỏi “Có bao nhiêu người ngay bây giờ phải cất tiền đô la trong nhà?”.
Sau sự sụp đổ vào năm 2019, đồng Bolivar đã giảm 99% giá trị so với đồng đô la. Thêm vào đó là liên tiếp 21 quý sụt giảm GDP. Điều này phản ánh sự thất bại của nền kinh tế Venezuela. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn bởi các lệnh trừng phạt quốc tế cấm xuất khẩu dầu sang Mỹ và hạn chế quyền truy cập vào hệ thống tài chính bên ngoài.
Mặc dù đã giảm đi phần nào thông qua các hạn chế nghiêm trọng đối với việc cho vay nhưng lạm phát ở Venezuela vẫn đứng cao nhất thế giới, ước tính 6.567%. Ví dụ nho nhỏ, một năm trước, một tách cà phê có giá 450 Bolivar nhưng cuối tháng trước, cũng ly cà phê đó nhưng giá lên tới 30.000 Bolivar.
Hiện tại, đồng Bolivar được sử dụng chủ yếu để thanh toán cho một vài mặt hàng được trợ cấp như vé tàu điện ngầm, xăng và những loại hàng hóa có giá trị cực thấp. Mặt khác, đồng đô la Mỹ len lỏi ở khắp mọi nơi. Các nhà tạo mẫu tóc và người lau chùi cửa kính báo giá bằng đồng đô la. Thậm chí, các quầy nước trái cây và xúc xích ở Caracas còn trưng biển hiệu chấp nhận thanh toán bằng đồng đô la thông qua Zelle (ứng dụng thanh toán di động của Mỹ).
Đô la được chứa trong hộp tại một cửa hàng nhỏ ở Caradas. Ảnh Bloomberg
José Gómez, chủ một cửa hàng bánh kẹo và rượu của Brazil, nằm ở khu dân cư dành cho tầng lớp lao động cho biết 70% doanh số của cửa hàng đều thu bằng đồng đô la. “Chúng tôi không biết cơ quan thuế sẽ bỏ qua chúng tôi bao lâu nữa”, ông nói.
Juan Carlos, chủ cửa hàng thuộc quận Chacao của Venezuela, nơi bán những mặt hàng xa xỉ nhập khẩu như Nutella và bột mì không chứa gluten chia sẻ trong ví ông luôn phải có 3.000 USD. Ông trả tiền cho các nhà cung cấp bằng đô la và nhận tiền lãi về nhà vào cuối ngày. Ông cho hay: “ Chúng tôi như đang quay ngược thời gian để quay về những năm 1920, hầu như mọi người đều phải giữ tiền mặt dưới đệm”.
Điều đáng nói, các ngân hàng ở Venezuela không có dịch vụ cung cấp tài khoản tiết kiệm để lưu trữ “đồng bạc xanh”. Một số ngân hàng có phép khách hàng cất giữ đồng đô la trong các hộp kí gửi an toàn và một số ngân hàng tính phí 2% khi rút tiền. Cơ quan quản lý ngân hàng Venezuela, Sudeban đã từ chối bình luận.
Đặc biệt, sự lên ngôi của đồng đô la đã làm dấy lên lo ngại về làn sóng tội phạm bắt cóc giống như cuối những năm 1990.
Hiện tại, đồng đô la vẫn đang nằm ngoài sự quản lý của luật pháp. Ông Gosmez cho biết: “Chính phủ đã nhắm mắt làm ngơ vấn đề này. Bây giờ chúng tôi sống với những sợi dây thừng quanh cổ, như những kẻ chạy trốn”.
Tuy nhiên, nếu Venezuela theo chân các nước El Salvador và Ecuador chính thức sử dụng đồng đô la thay vì Bolivar thì nền kinh tế nước này có thể sẽ sớm thoát khỏi lạm phát và khôi phục lại các ưu đãi để tiết kiệm và đầu tư.
Đặc biệt, quốc gia này không hề có quân đội và số người thất nghiệp, tính cả nghỉ thai sản cũng chưa tới 500 người.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.