Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị “Một năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD” do Hội Bảo vệ quyền lợi người NTD TP.HCM) và Hội Luật gia TP.HCM tổ chức ngày 29.11.
Theo luật gia Phan Thị Việt Thu – Trưởng Văn phòng giải quyết khiếu nại Hội Bảo vệ quyền lợi NTD TP.HCM, qua hơn 1 năm thực hiện luật, hầu hết người dân vẫn chưa biết hết những quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Do đó, NTD luôn phải chịu thiệt khi bị xâm phạm quyền lợi. Nhiều luật gia tại hội nghị cho rằng, sự thống nhất giữa Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Bộ luật Tố tụng dân sự chưa có, bộ máy nhân sự tiếp nhận khiếu nại của NTD tại các địa phương cũng chưa hình thành nên việc hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của NTD gặp nhiều khó khăn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cũng cho rằng, trên thực tế, việc giải quyết khiếu nại của cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi NTD chỉ mới dừng lại ở cấp T.Ư, thông qua việc Bộ Công Thương xây dựng hệ thống tiếp nhận phản ánh của NTD bằng điện thoại và trang thông tin điện tử bảo vệ NTD.
* Tại “Lễ kỷ niệm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái 29.11” do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng qua ở TP.HCM, Cục Quản lý thị trường cho biết, 9 tháng đầu năm 2012, lực lượng quản lý thị trường cả nước phát hiện 7.945 vụ hàng giả, vi phạm nhãn hàng hóa và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (tăng hơn 1.000 vụ so với cùng kỳ năm 2011). Các loại hàng hóa làm giả chủ yếu là phân bón, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, sữa, bia, hàng may mặc, mỹ phẩm…
Ông Phạm ngọc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam bức xúc: “Bất kể mặt hàng nào xuất hiện trên thị trường cũng có thể bị làm giả, làm nhái. Điều này không chỉ làm thiệt hại đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, môi trường đầu tư mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Thuận Hải - Quốc Hải
Vui lòng nhập nội dung bình luận.