Vì sao bác sĩ khám bệnh hay xem lưỡi bệnh nhân?

Diệu Thu Thứ sáu, ngày 31/03/2017 18:55 PM (GMT+7)
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong Tây y, các bác sĩ thường nhìn lưỡi để xác định tình trạng nhiễm trùng.
Bình luận 0

img

Nhìn lưỡi có thể đoán được bệnh.

Theo bác sĩ Cấp, khi khám bệnh, bác sĩ rất chú ý đến lưỡi, khám lưỡi được coi là một trong những căn cứ quan trọng để các thầy thuốc chẩn đoán số loại nhiễm trùng. Bởi  nhìn vào đó, bác sĩ có thể quan sát bệnh tình, dự đoán về sau.

Theo bác sĩ Cấp, thật ra nhìn lưỡi chẩn bệnh không chỉ là việc của bác sĩ mà mỗi sáng, mọi người chỉ cần soi gương, thè lưỡi ra quan sát một chút là có thể tự mình chẩn đoán được để sớm phát hiện bệnh tật, kịp thời chạy chữa, phòng họa khi chưa xảy ra.

Y học cổ truyền cho rằng, lưỡi có liên hệ rất mật thiết với các phủ tạng. “Lưỡi là mầm mống của tim, lưỡi là biểu hiện bên ngoài của tạng Tỳ”...Có thể phản ánh sự thịnh suy của chính khí. Sự thịnh suy khí huyết của phủ tạng đa số phản ánh ra trên lưỡi, chẳng hạn lưỡi hồng hào là khí huyết thịnh vượng; lưỡi nhợt nhạt là khí huyết suy nhược; có bựa bẩn là vị khí hưng vượng; không bựa là vị khí suy nhược hoặc vị âm tổn thương nặng.

Ngoài ra, trong các bệnh ngoại cảm, độ dày mỏng của bựa lưỡi luôn biểu thị độ nông sâu của bộ vị bệnh biến. Chẳng hạn bựa mỏng thì biểu thị bệnh mới bắt đầu, vị trí bệnh còn nông; bựa dày thì biểu thị bệnh đã ăn sâu, lưỡi màu đỏ thẫm thường là nhiệt nhập vào dưỡng huyết.

Lưỡi còn phân biệt tính chất của bệnh. Những bệnh tật không cùng tính chất luôn luôn phản ánh qua những biến đổi khác nhau, chẳng hạn như bựa vàng thường thuộc nhiệt tà, bựa trắng thường thuộc hàn tà, trên lưỡi có chấm tu máu, vết tụ máu thường là chứng tụ máu.

Trong các loại bệnh cấp tính, nhìn lưỡi điều này có một ý nghĩa đặc biệt. Nếu bựa lưỡi từ trắng chuyển sang vàng, ngả đen thì đa số là bệnh từ hàn hóa sang nhiệt, từ ngoài chuyển vào trong, từ nông sang sâu, từ nhẹ sang nặng, nếu bựa lươĩ từ khô chuyển sang ướt, từ dày chuyển sang mỏng thì tân dịch dần hồi phục, bệnh dần lui.

Y học hiện đại cũng chứng thực, lưỡi là một tổ chức nội tạng duy nhất trong cơ thể lộ ra ngoài và nhìn thấy được. Các tế bào da trên niêm mạc lưỡi thay đổi với tốc độ rất nhanh, khoảng ba ngày thay đổi một lần tương đương với tế bào trên niêm mạc tiểu tràng là tế bào có tốc độ thay đổi nhanh nhất trong cơ thể.

Ngoài ra, đầu lưỡi được cung cấp máu rất dồi dào, niêm mạc lưỡi là trong suốt, những biến đổi nhỏ nhặt trong thành phần máu cũng có thể nhanh chóng phản ứng ra trên lưỡi.

Khám lưỡi có giá trị chẩn đoán rất quan trọng trên lâm sàng. Khám lưỡi có ba trọng điểm là nhìn hình thái, chất lưỡi và bựa lưỡi.

Theo bác sĩ Cấp, khi khám, yêu cầu bệnh nhân phải thè lưỡi ra khỏi miệng một cách tự nhiên, lộ hết phần thân lưỡi ra ngoài, đầu lưỡi hơi cong xuống dưới, mặt lưỡi bằng phẳng, không được cuộn khúc, cũng không được dùng quá nhiều lực để thè ra ngoài, tránh làm cho màu sắc bị thay đổi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem