Vì sao các kiệt tác nổi tiếng thường bị giấu khỏi công chúng?

Thứ tư, ngày 28/01/2015 07:45 AM (GMT+7)
Trong các bảo tàng lớn trên thế giới, nhiều kiệt tác nghệ thuật vĩ đại không được trưng bày rộng rãi cho du khách. Đó là những tác phẩm nào và vì sao các tác phẩm phải được cất giấu đi?
Bình luận 0
Tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York, chỉ có 24 trong số 1.221 tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Pablo Picasso nằm trong bộ sưu tập vĩnh cửu của bảo tàng được trưng bày cho du khách chiêm ngưỡng. Có 145 tác phẩm siêu thực của Ed Ruscha được giới thiệu. Còn đối với các tác phẩm vĩ đại của họa sĩ Joan Miró, chỉ có 9 trong số 156 tác phẩm được trưng bày.

img

Phòng trưng bày của các bảo tàng lớn trên thế giới như Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Tate, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, bảo tàng Louvre… nổi tiếng có nhiều kiệt tác trưng bày, nhưng phần lớn các các kiệt tác hàng đầu đều được cất giấu trong những căn phòng có kiểm soát nhiệt độ, tối tăm, và bảo quản một cách kỹ lưỡng.

Tỷ lệ phần trăm các kiệt tác nghệ thuật trong bộ sưu tập vĩnh cửu của các bảo tàng được trưng bày cho thấy một “bức tranh” ấn tượng: Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Tate trưng bày khoảng 20% ​​bộ sưu tập, còn bảo tàng Louvre triển lãm 8%, các bảo tàng  khác khiêm tốn hơn với con số 3%.

Chia sẻ về nguyên nhân các bảo tàng "giấu" đi nhiều kiệt tác, Thomas Köhler, giám đốc Bảo tàng Berlinische Galerie cho biết: “Chúng tôi không có không gian để trưng bày các tác phẩm nhiều hơn, như bảo tàng Berlinische Galerie chỉ có diện tích 1.200m2 để trưng bày các tác phẩm trong nhiều thập kỷ, đó là lý do nhiều tác phẩm rất hiếm khi nhìn thấy ánh sáng trong ngày”.

Sự thiếu hụt không gian không chỉ là lý do duy nhất. Sau một thời gian, một số tác phẩm nghệ thuật không còn phù hợp với định hướng trưng bày của bảo tàng nên sẽ được cất đi. Các tác phẩm ít nổi tiếng hơn cũng sẽ bị tháo dỡ, thay vào đó là trưng bày các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng hợp thời.

Trong các bảo tàng, các tác phẩm có thể phải xếp ở một góc tối tăm trong nhiều năm, chờ đợi ngày được ưu tiên lên không gian phòng trưng bày.

Sau đây là một số kiệt tác nghệ thuật thường không được nhìn thấy tại các bảo tàng và nguyên nhân vì sao các tác phẩm lại bị che giấu:

 

img

Tác phẩm “Young Hare” của Albrecht Dürer (1502) của Bảo tàng Albertina. Đây là tác phẩm được đánh giá là một kiệt tác chuẩn mực cho các thế kỷ sau đó. Sau mỗi lần trưng bày được khoảng 3 tháng, tác phẩm phải đem lưu trữ suốt 5 năm ở điều kiện độ ẩm ít hơn 50% để tác phẩm không bị ảnh hưởng.
img

Kiệt tác “The Swimming Pool” của Henri Mattise (1952), thuộc về Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York. Những lớp sóng biếc nhấp nhô tuyệt đẹp này không còn nhìn thấy trong 20 năm qua do nhiều phần đã bị đổi màu và dễ gãy. Thông thường khi một tác phẩm nghệ thuật cần phục hồi sẽ phải đợi hàng tháng, thậm chí nhiều năm dài
img

Tác phẩm “Mural on Red Indian Ground” của nghệ sỹ Jackson Pollock (1950), tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại của Tehran. Tác phẩm từng được xem là bộ sưu tập đáng gờm của nghệ thuật hiện đại, trị giá nhiều tỷ đô la Mỹ. Nhưng đến cuộc Cách mạng Iran năm 1979, tác phẩm bị coi là suy đồi và không phù hợp cho việc trưng bày
img

Kiệt tác “The Large Blue Horses” của Franz Marc (1911), tại Trung tâm Nghệ thuật Walker, Minneapolis. Bức tranh bị coi là “suy đồi” này là bước đột phá táo bạo đầu tiên của bảo tàng nghệ thuật hiện đại.
img

Tác phẩm “The Art Show” của Edward Kienholz (1963-1977), trưng bày tại bảo tàng Berlinische Galerie, Berlin, Đức. Tác phẩm này đòi hỏi khu vực trưng bày quy mô lớn, chiếm gần như toàn bộ một phòng trưng bày trong bảo tàng. Đồng thời, các nhân viên cũng phải tiêu hao nhiều năng lượng và thời gian để lắp ráp đúng cách..
img

Tác phẩm “The Coronation Carpet” (1520-30) và “Ardabil Carpet” (1539-40), tại Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles. Để bảo vệ các sợi trên tác phẩm, bảo tàng chỉ có thể thắp sáng 10 phút mỗi giờ cho du khách chiêm ngưỡng. Tác phẩm hiếm khi được trưng bày vì thước lớn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng.

Minh Khánh (Theo BBC)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem