Vì sao DN của bà Nguyễn Thanh Phượng nối dài điệp khúc thù lao 0 đồng?

P.V Thứ năm, ngày 25/04/2019 16:54 PM (GMT+7)
Sau khi vợ chồng bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Nguyễn Bảo Hoàng, cùng các thành viên HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trải qua năm thứ 6 không nhận thù lao của công ty. Tới lượt Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), nơi bà Nguyễn Thanh Phượng giữ vị trí thành viên HĐQT, nối dìa điệp khúc không chia cổ tức và không thực hiện trích Quỹ cho HĐQT và Ban điều hành.
Bình luận 0

img

Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC). (Ảnh: Internet)

Bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, từng được bầu vào HĐQT và giữ chức Chủ tịch HĐQT Viet Capital Bank từ tháng 2.2012 đến tháng 5.2013, sau đó nhường lại vị trí này cho ông Lê Anh Tài. Ngoài ra, bà Phượng là cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCAM) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của 2 doanh nghiệp này.

Bên cạnh sở hữu 4,14% cổ phần tại VCSC, bà Nguyễn Thanh Phượng còn là cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Viet Capital Bank với tỷ lệ 4,9%.

Lợi nhuận đi lùi, Viet Capital Bank không trích quỹ cho HĐQT để chia sẻ với cổ đông

Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) mới đây đã công bố một loạt tờ trình dự kiến doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh năm 2019 và phân phối lợi nhuận năm 2018 trình ĐHĐCĐ thường niên 2019 thông qua.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, Viet Capital Bank của bà Nguyễn Thanh Phương đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 205 tỷ đồng, tăng tưởng 76% so với thực hiện trong năm 2018. Tổng vốn huy động tăng 24% lên 52.649 tỷ đồng, trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế & dân cư là 41.869 tỷ đồng, tăng 25%. Dư nợ cấp tín dụng tăng 15% lên 35.018 tỷ đồng. Còn tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 2%.

img

Viet Capital Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 205 tỷ đồng, tăng tưởng 76% so với thực hiện trong năm 2018. (Ảnh: Internet)

Theo nhận xét của HĐQT Viet Capital Bank, với mong muốn nhận trách nhiệm vì kết quả kinh doanh không đạt như kỳ vọng năm 2018 và nhằm chia sẻ với cổ đông HĐQT, Ban Kiểm soát thống nhất giữ nguyên mức thù lao năm 2019 bằng với năm 2018 là 5 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng so với các năm 2016, 2017.

Ngoài ra, HĐQT thống nhất không thực hiện trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ nhân viên, đồng thời cũng không thực hiện trích Quỹ cho HĐQT và Ban điều hành. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, Viet Capital Bank của bà Nguyễn Thanh Phượng đều không chia cổ tức cho cổ đông.

Còn nhớ, trong quý IV.2018, dù rất nhiều ngân hàng công bố những mức lãi kỷ lục thì 4 ngân hàng lại báo cáo kinh doanh thua lỗ là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.2018 của VietCapitalBank, trong kỳ, ngân hàng thua lỗ hơn 21 tỷ đồng trong khi con số thua lỗ trong cùng kỳ năm 2017 chỉ là 2,3 tỷ đồng. Nguyên nhân kiến ngân hàng thua lỗ là do hoạt động kinh doanh ngoại hối kém khả quan, bị lỗ tới 84 tỷ đồng mặc dù đã được hoàn nhập dự phòng rủi ro 17 tỷ đồng.

Vướng khoản thua lỗ trong quý IV, nên tính chung cả năm 2018, lợi nhuận sau thuế của VietCapitalBank chỉ đạt 93,9 tỷ đồng, dù tính tới hết quý III.2018, luỹ kết lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đã đạt mức 115,28 tỷ đồng.

Còn theo báo cáo tài chính quý I.2019, lợi nhuận sau thuế VietCapital Bank của bà Nguyễn Thanh Phượng chỉ còn hơn 17 tỷ đồng, giảm hơn 75% so với cùng kỳ năm 2018. Căn cứ kế hoạch kinh doanh năm 2019 được ngân hàng trình ĐHĐCĐ thông qua, VietCapital Bank mới chỉ hoàn thành hơn 10% chỉ tiêu đề ra.

Do Viet Capital Bank không công bố thuyết minh BCTC hợp nhất quý I.2019, nên không có thông tin về nợ xấu của ngân hàng.

VCSC lên phương án bảo vệ NĐT chứng quyền nếu phá sản

Đối với Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), tương tự các năm trước, bà Nguyễn Thanh Phượng tiếp tục ký vào tờ trình ĐHĐCĐ xin không nhận thù lao HĐQT.

“HĐQT không nhận thù lao trong năm 2019”, tờ trình nêu rõ.

Tại phiên họp ĐHĐCĐ năm 2018, việc các thành viên trong HĐQT VCSC không nhận thù lao đã gây tò mò cho không ít cổ đông. Trước mối băn khoăn này, bà Nguyễn Thanh Phượng cho biết: “Gần như từ lúc niêm yết đến giờ VCSC chỉ nhận một năm duy nhất. Chúng tôi vẫn duy trì truyền thống không nhận thù lao, không có một lý do gì cụ thể”.

Cũng tại ĐHĐCĐ năm ngoái, việc các thành viên trong HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) không nhận thù lao đã gây tò mò cho không ít cổ đông. Trước mối băn khoăn này, bà Nguyễn Thanh Phượng cho biết: “Gần như từ lúc niêm yết đến giờ VCSC chỉ nhận một năm duy nhất. Chúng tôi vẫn duy trì truyền thống không nhận thù lao, không có một lý do gì cụ thể”.

Còn Ban kiểm soát của VCSC gồm 3 thành viên nhận thù lao với tổng số tiền 204 triệu đồng. Trong đó, trưởng ban kiểm soát nhận thù lao 7 triệu đồng/tháng và thành viên ban kiểm soát nhận thù lao 5 triệu đồng/tháng/người.

Trong năm ngoái, Ban Tổng giám đốc vẫn nhận trên 8% trên phần lợi nhuận trước thuế vượt 680 tỷ đồng so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong năm nay, Ban Tổng giám đốc VCSC sẽ không nhận thưởng dù đã điều hành công ty kinh doanh “thắng lớn”.

img

Đại hội cổ đông thường niên 2019 của VCSC tổ chức ngày 22.4.2019. (Ảnh: Vietstock)

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, VCSC đạt tổng doanh thu 1.821,5 tỷ đồng, tăng 18,53% so với năm 2017 và là năm đạt doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập đến nay.

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của VCSC cũng tăng trưởng mạnh hơn so với doanh thu nhờ quản lý tốt chi phí hoạt động và đạt mức tăng trưởng 25,96%, đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 1.011 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt 56% cao hơn so 4% so với năm 2017. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 30,36%, và trong top cao nhất thị trường. Lợi nhuận sau thuế 822,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm 2019, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng chỉ đặt mục tiêu doanh thu 1.653 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 850 tỷ đồng, lần lượt thấp hơn 9% và 16% kết quả kinh doanh thực tế năm 2018.

Một nội dung đáng chú ý được ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) thông qua là phương án bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ của VCSC đối với nhà đầu tư sở hữu chứng quyền trong trường hợp VCSC bị mất khả năng thanh toán, hợp nhất, sáp nhập, thậm chí phá sản.

Theo đó, trường hợp VCSC bị mất khả năng thanh toán, các nguồn tài chính sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ cho nhà đầu tư gồm: Tài sản phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có trên tài khoản tự doanh; Tài sản đảm bảo thanh toán đã được VCSC ký quỹ tại ngân hàng lưu ký cho các đợt chào bán chứng quyền (nếu có); Bảo lãnh thanh toán của ngân hàng (nếu có).

Trong trường hợp các nguồn trên không đủ để thanh toán cho nhà đầu tư, việc giải quyết quyền lợi sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền ưu tiên và thứ tự thanh toán cho các chủ nợ.

Trong trường hợp VCSC của bà Nguyễn Thanh Phượng bị giải thể, phá sản: Áp dụng theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản trong việc thanh toán nợ đối với chủ nợ có bảo đảm, và có quyền ưu tiên theo thứ tự thanh toán.

Trường hợp VCSC hợp nhất, sáp nhập thì áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành để giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem