Tâm cơ thâm hiểm của Lưu Bị khi đem Gia Cát Lượng so sánh với Tào Phi

Tịnh Tâm (theo Sohu) Thứ năm, ngày 14/10/2021 16:32 PM (GMT+7)
Giữa Tào Phi và Gia Cát Lượng có đặc điểm gì chung mà Lưu Bị lại đem Tào Phi ra so sánh với tể tướng của mình? Phân tích di ngôn để lại trước khi Lưu Bị từ trần, có thể nhìn thấu tâm cơ của người lập nên chính quyền Thục Hán.
Bình luận 0

Năm 222 sau công nguyên, Lưu Bị thất bại nặng nề trong trận Di Lăng. Ông đem quân rút về Ngư Phục (ngày nay là huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh) và sau đó đổi tên Ngư Phục thành Vĩnh An.

Vào năm sau – tức là năm 223, Lưu Bị lâm trọng bệnh, cảm thấy đại hạn của bản thân đang đến rất gần nên ông đã quyết định giao con trai Lưu Thiền của mình (khi đó là Thái tử Thục Hán) giao phó cho hai trọng thần lúc bấy giờ là Gia Cát Khổng Minh và Lý Nghiêm.

Tâm cơ thâm hiểm của Lưu Bị khi đem Gia Cát Lượng so sánh với Tào Phi - Ảnh 1.

Lưu Bị dặn dò Gia Cát Lượng trước lúc lâm chung. Ảnh: QQ.

Cùng tháng Tư năm đó, Lưu Bị băng hà. Trước khi chết, ông dặn dò Gia Cát Lượng: Nếu như Lưu Thiện xứng đáng để phò tá thì hãy phò tá, không xứng đáng thì tể tướng có thể thay thế nó.

Thế nhưng phân tích di chiếu phó thác con côi của Lưu Bị, cho đến ngày nay, hậu thế vẫn có những quan điểm bất đồng, chủ yếu là vì cụm từ "Tể tướng có thể thay thế nó".

Một bộ phận cho rằng, ý nghĩa của câu nói này chính là muốn nói với Gia Cát Lượng rằng, nếu Lưu Thiền không làm được, khanh có thể thay thế Thái tử và ngồi vào vị trí đế vương.

Một bộ phận khác lại cho rằng, câu này của Lưu Bị ám chỉ rằng, nếu Lưu Thiền không làm nên chuyện thì có thể chọn một trong hai người con trai khác của ông thay thế. 

Lưu Bị luôn canh cánh nỗi lo Gia Cát Lượng sẽ hành động giống Tào Phi

Thực ra, khi Lưu Bị để lại di ngôn này, hơn ai hết, ông hiểu rất rõ rằng: Hán Hiến Đế sở dĩ không bị phế chẳng qua vì trong lòng Tào Táo trước sau chỉ muốn làm một đại thần của nhà Hán chứ không phải ông ta không có đủ năng lực để phế truất hoàng đế rồi tự đưa mình lên thay thế.

Tuy nhiên Tào Phi lại không giống cha mình, ông ta dứt khoát phế truất Hán Hiến Đế, kết thúc Hán triều tồn tại hàng trăm năm trong lịch sử Trung Hoa.

Nhìn vào bức tranh đó, Lưu Bị luôn canh cánh trong lòng một mối lo, rằng liệu Gia Cát Lượng có mưu đoạt địa vị của con trai ông, lên nắm quyền điều hành chính quyền Thục Hán mà ông đã phải tốn nhiều tâm sức để gây dựng?

Chính vì điều này nên trước khi qua đời, Lưu Bị đã để lại lời trăng trối ẩn ý thâm sâu.

Tâm cơ thâm hiểm của Lưu Bị khi đem Gia Cát Lượng so sánh với Tào Phi - Ảnh 2.

Lưu Bị giao phó Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng. Ảnh: Sohu.

Theo quan điểm của hậu thế, di ngôn của Lưu Bị đã phần nào thể hiện lòng dạ của một kẻ tiểu nhân.

Gia Cát Lượng là một người có văn hóa trong xã hội cổ đại. Xã hội phong kiến đã dạy cho ông tam cương ngũ thường, trung hiếu lễ nghĩa, lý tưởng lớn nhất cuộc đời Khổng Minh không phải là độc chiếm một phương rồi đăng cơ xưng đế mà là thực hiện hoài bão chính trị của bản thân.

Gia Cát Lượng cũng có thể xem là giống với Tiêu Hà (thừa tướng thời Hán, có công lớn trong việc giúp đỡ Hán Cao Tổ Lưu Bang), tận tâm tận lực với người mình đã chọn phò tá. Thứ họ theo đuổi và tìm kiếm không phải là địa vị hay quyền lợi mà chỉ là lý tưởng chính trị tối cao của bản thân.

Lời trăng trối của Lưu Bị đầy ẩn ý thâm sâu đã cho thấy ông đang đề phòng Gia Cát Lượng, điều này khiến hình ảnh một minh chủ như Lưu Bị vô hình chung lưu lại một chút vết nhơ trong lòng hậu thế.

Khổng Minh một đời cống hiến cho sự trưởng thành và lớn mạnh của Thục Hán, công lao của ông bỏ ra nhiều không kết xiết, vậy mà đến cuối cùng lại bị Lưu Bị hoài nghi. "Nghĩ lại năm đó Lưu Bị ba lần đến nhờ cậy ta, nhận thấy ông có thành ý nên hết lòng phò tá ông giữa thời loạn lạc, xuất mưu hiến kế, nam chinh bắc chiến. Quan hệ giữa đôi ta mặc dù là chủ - tớ nhưng nào có khác gì anh em ruột thịt?"

Vậy mà đến tận lúc chết, Lưu Bị vẫn mang tâm lý đề phòng, đem Gia Cát Lượng ra so sánh với Tào Phi để rồi lưu lại di ngôn đầy ẩn ý sâu cay, thật sự khiến người khác bị tổn thương.

Tâm cơ thâm hiểm của Lưu Bị khi đem Gia Cát Lượng so sánh với Tào Phi - Ảnh 3.

Gia Cát Lượng dốc lòng phò tá Gia Cát Lượng. Ảnh: QQ.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng vẫn một lòng một dạ phò tá Lưu Thiền, dốc sức vì Thục Hán, cuối cùng chết vì sức cùng lực kiệt. Tâm cơ ẩn giấu bên trong lời trăng trối của Lưu Bị thực sự đã phụ lòng cúc cung tận tụy bao năm của vị thừa tướng trung thành.

Gia Cát Lượng giỏi tính toán, liệu sự như thần nhưng dường như ông đã không cân đo đong đếm, tính toán được lòng dạ người mà chính ông đã dốc sức trung thành.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem