Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày?
Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải nắn nắn, bóp bóp "mát xa" cho quả hồng mỗi ngày?
Văn Long
Thứ hai, ngày 08/11/2021 06:30 AM (GMT+7)
Sau khi treo lên giàn khoảng 10 ngày thì hồng sẽ được "mát xa", điều này giúp những trái hồng treo mềm đều, dẻo bên ngoài nhưng đầy mật bên trong, tạo nên đặc sản nức tiếng hồng treo gió Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Hồng treo gió từ trước đến nay được xem là món đặc sản "trứ danh" của TP.Đà Lạt.
Nếu trước đây, hồng Đà Lạt được sấy bằng than củi, thì nay, sau khi được Tổ chức JICA (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ, người Đà Lạt đã biết cách làm hồng treo gió với chất lượng được nâng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào để sản xuất hồng treo theo cách riêng của mình.
Video: Quy trình làm nên đặc sản hồng treo gió Đà Lạt tại cơ sở hồng treo gió Lễ Vân (phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Tại cơ sở hồng treo gió Lễ Vân của bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), những trái hồng treo sẽ được "mát xa" để tạo nên chất lượng vào thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình.
Cùng phóng viên Dân Việt trải nghiệm quy trình làm hồng treo gió của gia đình bà Đặng Thị Thu Vân:
Vui lòng nhập nội dung bình luận.