Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê

Thứ tư, ngày 17/02/2021 07:26 AM (GMT+7)
Trung Á có nhiều trò chơi với khán giả, song nổi tiếng nhất vẫn là “polo dê chết” được gọi là Buzkashi tại Afghanistan và Tajikistan. Buzkashi là trò chơi nguy hiểm nhưng cũng là niềm đam mê của người Trung Á
Bình luận 0
Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 1.

Kỹ năng cần có trước hết ở những người chơi Buzkashi - trò chơi nguy hiểm là khả năng cưỡi và điều khiển ngựa điêu luyện. (Ảnh: Worldpress.com)

Buzkashi - trò chơi nguy hiểm đòi hỏi các kỵ sĩ vừa có chiến thuật vừa thể hiện kỹ năng vượt trội

Theo đó trò chơi Buzkashi bắt đầu từ những người chơi cũng là các kỵ sĩ cần khéo léo điều khiển "chiến mã" của mình vượt qua những đối thủ trong cuộc đua tranh cướp xác một con dê (hoặc bê, cừu đã được giết mổ và bỏ đầu từ trước). Sau đó ném chiến lợi phẩm vào vòng tròn của trò chơi Buzkashi (như khung thành, được vẽ trên đất xoay quanh một trục gỗ) để tính điểm. Buzkashi bởi thế còn bị gọi là trò "vồ dê".

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 2.

Buzkashi bị cho là rất nguy hiểm bởi nó vừa là cuộc đua tốc độ, vừa đòi hỏi chiến thuật và hành động rất mau lẹ, đối kháng quyết liệt ngay trên lưng ngựa.

Theo truyền thống trò chơi Buzkashi có thể kéo dài vài ngày, nhưng nay trong phiên bản giải đấu theo quy định thì thời gian đã được giới hạn lại.

Nó là trò chơi đồng thời cũng được coi như môn thể thao làng quê, thu hút những kỵ sĩ giỏi nhất, khỏe và khéo léo nhất lăn xả vào cuộc chơi theo cách chân thực như cách sống của họ.

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 3.

Buzkashi dần trở thành môn thể thao làng quê, thu hút những kỵ sĩ giỏi nhất. (Ảnh: NPR)

Trò chơi Buzkashi bắt đầu từ những người Thổ Nhĩ Kỳ du mục ở xa hơn về phía bắc và phía đông, rồi lan sang phía tây từ Trung Quốc tới Mông Cổ. Đó là khoảng giữa thế kỷ 10 đến 15, khi nhiều cuộc di cư kéo dài hàng thế kỷ chỉ kết thúc vào những năm 1930.

Có giả thuyết cho rằng trò chơi "vồ dê" này có thể bắt nguồn từ câu chuyện những người của bộ tộc này phi ngựa, xông vào đàn dê của bộ tộc khác để cướp dê dẫn tới cuộc giành giật và rượt đuổi kinh hoàng. Qua đó họ thể hiện sức mạnh, sự dũng mãnh và ý chí quyết tâm làm tất cả vì sự sống còn của bộ tộc mình.

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 4.

Các kỵ sĩ tham gia môn thể thao truyền thống Buzkashi tại Balkh, Afghanistan ngày 6/12/2019. (Ảnh: Anadolu)

Cho đến những thập niên gần đây trò chơi nguy hiểm Buzkashi vẫn được coi là di sản của một thời đã qua. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Số này phấn khích nói nó rất độc đáo tuyệt vời. Số khác cho đó là trò chơi nguy hiểm nhất thế giới vì người tham gia có thể rất đông, tốc độ di chuyển lớn trong khi liên tục chuyển hướng, sự đối kháng rất quyết liệt. Việc sử dụng một con vật dù đã được giết mổ trước đó thay cho "trái bóng" cũng bị phê phán là gây phản cảm…

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 5.

Các kỵ sĩ khéo léo điều khiển "chiến mã" của mình vượt qua những đối thủ trong cuộc đua tranh giành chiến lợi phẩm (thường là xác một con dê).

Tại Afghanistan, trò chơi Buzkashi thường được chơi vào thứ Sáu hàng tuần, thu hút hàng ngàn người hâm mộ tới xem và cổ vũ. Những trò chơi tương tự như vậy cũng có tại Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan…

Tại Thổ Nhĩ Kỳ nơi trò chơi này chủ yếu được chơi trong các cộng đồng gốc Trung Á, nó được gọi là Kok Boru (hoặc Gokboru). Kok Boru có nghĩa là "sói xanh", là môn thể thao đồng đội giống như polo hay rugby chơi trên lưng ngựa.

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 6.

Một bức tranh của Franz Roubaud mô tả Buzkashi từ năm 1889, vẫn tương đối hiện đại so với tuổi thọ của trò chơi. (Ảnh từ bộ sưu tập của Hulton/Getty)

Trò chơi Buzkashi là niềm đam mê lớn của nhiều người dân Trung Á

Do sự phổ biến của World Nomad Games (Thế vận hội Nomad) tại Kyrgyzstan, thuật ngữ Kok Boru tức trò chơi Buzkashi trở nên nổi tiếng hơn và ngày càng được dùng thông dụng hơn.

Trò chơi Kok Boru từ lâu đã vượt qua ranh giới các làng quê Trung Á để được tổ chức ở cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Nhưng muốn biết chính xác thời gian và địa điểm thi đấu là việc rất khó vì nó chỉ được tổ chức theo cách thức "thân mật nhất" và không quảng cáo.

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 7.

Tranh giành quyết liệt chiến lợi phẩm.

Hiện nay trên hầu khắp vùng Trung Á người ta vẫn háo hức chờ đón trò chơi Kok Boru (thường diễn ra vào mùa Đông từ tháng 11 năm trước đến đầu tháng 4 năm sau), khi trời lạnh hoặc không quá nóng nên cả người và ngựa đều đỡ mệt. Đây cũng là thời gian nông nhàn dài nhất của những người nông dân.

Vì sao “trò chơi nguy hiểm nhất thế giới” Buzkashi vẫn được vạn người mê - Ảnh 8.

Số người tham gia có thể rất đông khiến trò chơi giống như cuộc chiến.

Còn tại những hippodromes (trường đua kiểu Hy Lạp) tại các thành phố, trò chơi Kok Boru thường được tổ chức vào những ngày lễ quốc gia như lễ hội năm mới của người Iran (khoảng 21/3) hoặc ngày Quốc khánh của các nước…



Linh Quyên (Canadiantraveller) (Canadiantraveller)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem